Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

ĐỌC HUY ĐỨC

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;font-family:"sans-serif";
}

-->

Có bạn nhắn tin, chuyện Quang Thông dơ dáy thế mi viết
làm chi. Yên tâm, Beo kể chuyện Quang Thông nhưng không chỉ nói về một loài
lươn trạch. Có điều bạn nói đúng, quá nhiều thứ hay ho đang diễn ra, chuyện QT
để mai, nếu u ám,  biên tiếp.


Vừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy
điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.


1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải
phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại
các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp
hóa ngon.


Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta
chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà
báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung
cấp thông tin.
Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và
phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác
giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo
chạy vòng vòng quanh sự kiện, nhãn tiền
cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp
trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải,
không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của
sự kiện.


Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất
thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không
chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở
đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.


2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai
phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí 
Võ Văn Kiệt riêng.


Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử,
nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch
sử
. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong
khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự  thấy được phần
nào lịch sử
trong đó.


Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân
Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh.
Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách
này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.


3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận
duy nhất là cụ Trường Chinh.


Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt
nền móng, kiến trúc sư  là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa
kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ
xây
sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà  nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công
lao của các thợ xây này, nhưng nói gì
thì nói, họ chỉ là những người xử lí tình
huống
giỏi.


Vai trò của Trần Xuân Bách  đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.


4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ
rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện.  Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh
không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền
Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.

Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái,  có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp.  Thay vào đó,  cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn  tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.


Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa
thấp.


Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách
mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải
tạo tư sản. Tính bền vững của thành công  ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.


5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị
của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.


6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có
tiếng  nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua
sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;font-family:"sans-serif";
}

-->