Tòan bộ tinh thần những
điểm sửa đổi trong bản Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (DT), dường như chỉ nhắm
vào việc hạn chế những quyền hạn và sai sót từ duy nhất một cơ quan: công an.
Beo chứng minh bằng hai
điểm hòan tòan mới trong DT, những điểm còn lại chỉ là sửa đổi đúng nghĩa, hoặc
cho phù hợp với bản hiến pháp mới hoặc cho câu chữ gọn gàng gang thép hơn.
1. Nguyên tắc suy đóan vô tội.
***
Suy đóan vô tội, hiện là nguyên tắc có tính thống trị trong thủ tục pháp lý tòan thế giới. Ví dụ điển hình, nó được LHQ đưa vào Tuyên ngôn nhân quyền (từ năm 1948) và Công ước quyền chính trị và dân sự (1966) như sau: “Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”.
Suy đóan vô tội, hiện là nguyên tắc có tính thống trị trong thủ tục pháp lý tòan thế giới. Ví dụ điển hình, nó được LHQ đưa vào Tuyên ngôn nhân quyền (từ năm 1948) và Công ước quyền chính trị và dân sự (1966) như sau: “Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó”.
Tại Mỹ,
nguyên tắc này còn được đưa vào làm quyền cơ bản của con người.
Người sọan luật dẫn LHQ
làm nguồn cảm hứng rất có thể bị suy
diễn, đang cố gắng bảo vệ tính độc lập của Nhà nước Việt Nam (nên không viện
dẫn luật Mỹ, Pháp hay Nga). Việc viện dẫn này cũng rất có thể là một nước đi
của ngành tư pháp, nhằm giảm thiểu các lời chỉ trích của các cơ quan tổ chức nhân
quyền trong và ngòai nước.
***
DT viết thế này:
DT viết thế này:
Điều 9. Suy đoán vô tội
1. Người bị buộc tội
được coi là không có tội cho đến khi tội của người đó được chứng minh theo
trình tự do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.
2. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra. Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải
chứng minh sự vô tội của mình.
Điều 9 này, khi trơ trọi
đứng một mình không có ý nghĩa vì không mang giá trị thực tiễn, nó luôn luôn
phải đi kèm với các nguyên tắc tố tụng khác. Trong tình hình thực tế Việt nam
hiện nay và có thể còn kéo dài khỏang một thế hệ công dân trưởng thành nữa, thì
nguyên tắc liên quan khác quan trọng bậc nhất là điều 16: Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Tại sao luật cũ không
nhắc tới trách nhiệm chứng minh sự vô tội? là bởi trong Điều 13 cũ, Tòa án cũng
có trách nhiệm khởi tố hình sự (tức cùng tham gia giai đọan điều tra). Điều này
cho thấy, ít nhiều ảnh hưởng của hệ thống luật Trung quốc- là một trong số nước
hiếm hoi đi ngược lại với nguyên tắc suy đóan vô tội trong Tòa hình sự (mà theo
nguyên tắc Tòa không suy đóan gì cả).
Liệu có thể không suy
đóan gì cả khi anh đã tham gia vào cả giai đọan khởi tố?.
Luật mới bỏ tư cách pháp
lý này (quyền khởi tố) của Tòa.
Diễn nôm ra, nó như vầy:
Nếu công an không thể chứng minh ông Chấn hiếp dâm kiêm giết người, ông Chấn
mặc nhiên vô tội. (luật cũ, ông Chấn vẫn phải tự chứng minh vô tội cùng lúc với
bị tẩn cho lên bờ xuống ruộng, thế nên đẻ ra cái án tý chết).
Tuy nhiên, DT có một thiếu
xót rất lớn: tiêu chuẩn để chứng minh có tội là như thế nào ?. Có lẽ vì người
sọan luật đi theo tiêu chuẩn LHQ nên chưa có tiêu chuẩn.
***
So sánh với suy đóan vô tội của Mỹ:
So sánh với suy đóan vô tội của Mỹ:
Theo một luật sư Mỹ (đại học Boston Uni) đang ngồi sau lưng Beo
ôm chó, nguyên tắc suy đóan vô tội hòan tòan không được ghi chép trong bất kì
văn bản luật nào, kể cả Hiến pháp Mỹ. Đây cũng là tình trạng chung các nước sử
dụng Tiền lệ án (thông dụng LS ta gọi là án lệ- một từ chẳng hiểu sao Beo rất ghét dùng).
Suy đóan vô tội trở thành luật tiền lệ năm 1895 bởi một vụ
kiện, trong đó Tòa án tối cao
nghiễm nhiên qui định suy đóan vô tội là nền tảng của qui tắc tố tụng hình sự.
Hiện tại suy đóan vô tội không
chỉ có quyền lực với ngành tư pháp mà nó còn có hiệu lực với các ngành khác,
đặc biệt là ngành truyền thông. Trong một số trường hợp, bị cáo hòan tòan có
thể kháng cáo hay hủy phiên tòa nếu có nghi ngờ bồi thẩm đòan đã bị ảnh hưởng
bởi truyền thông và đe dọa tính chất suy đóan vô tội của phiên tòa. Điều 16 mới nêu trên,
cũng có thể áp dụng tương đương Mỹ nếu...muốn áp dụng
Còn tiếp