Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

NGƯỜI VÀ YÊU MA

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

*** Bạn diễn viên chính hỏi,
chị thấy tụi em thua gì so với Broadway. Không buồn nghĩ,  nói luôn, kịch
bản 5-5, diễn viên trình 5-5, còn cỡ Thành Lộc sang đấy diễn có khi thành bố
chúa, duy có  áp  công nghệ kỹ xảo vào sân khấu thì sức ai sánh
bằng vì Việt ta   giờ vẫn mấy cái đèn xanh đỏ hết quay quay lại nhấp nháy
như năm bảy chục năm trước.


Đi coi Âm binh, vở này Ku làng cát Nguyễn Quang Vinh biên vèo trong hai ba
đêm đem tặng đoàn chứ đến giờ theo mình biết, chửa giả Ku ấy xu nào.  Vở rước về 
dăm cái vàng hội diễn-một quái thái của làng nghệ, giết  không dám mà nuôi  phải chiều chuộng hơn mọi đứa bình thường.


Khiếp, diễn viên chính khóc
phát sốt phát rét phát phì cười. Xem xong định nhắn tin xỉ vả cái sự khóc của
nó, nghĩ thế nào lại không sent. Đời riêng con bé này hay cực, không biết sao
bọn báo lá ngón chưa khai thác.


 Chuyện kịch dài dằng dặc một đời người túm lại
trong  2 tiếng lại còn bị cắt cúp cho đúng
với tiêu chí Hội diễn quái thái và áp
lực tai tiếng của tác giả kịch bản. Bù lại, vở có  đến mấy tình tiết rất hay tuy không mới. Ngược  với kịch Lê Hoàng, ắp tình tiết mới mà chả cái
nào hay. Vụ này  bọn làm nghệ nó gọi là
tài hoa.


Lấy tiêu chí Broadway thì ku
đạo diễn là đứa duy nhất được trả lương nếu sang Mỹ làm nghề. Nó dùng  tranh cát làm bối cảnh, các nhân vật còm cõi
nhỏ nhoi dưới  bức phông nền ấy. Tiếc nỗi,
tranh toàn tả thực chả có chỗ nào bay bổng mộng mơ tí cho tranh có tâm hồn, nâng tầm lên hàng tranh nghệ
thuật chứ không chỉ dừng ở mức phụ kể
chuyện
như trong vở diễn.


Và nhắn Ku  Vinh, nên đặt tên vở là Âm hộ chứ Âm binh chả có
nghĩa gì sất.


*** Bi kịch nhất của Nàng men chàng bóng là mình xem nó ngay
sau Họa bì 2, chứ mình  thấy không đến mức la hoảng như báo chí mấy
ngày nay. So ra, còn sạch sẽ chán với mấy cái hài hàng ngày trên TV khắp miền- phương
tiện đại chúng gấp vạn lần rạp phim.


Nhân nào quả ấy, người hay yêu-phàm
nhân dạng  kiếp khổ như nhau…ngần ấy thứ
triết lí  ngọt nhuyễn trong một bộ phim mà
kĩ xảo khiến người ta mộng mơ, câu chuyện khiến người ta tự tưởng tượng thêm
nếm vào nội dung sau khi rời Họa bì.


Thật  đại họa cho văn hóa nước nhà khi người
ta  yêu cầu giành giờ vàng giờ ngọc cho
một  lũ ngợm thần kinh như  Nàng men
chàng bóng
và thu hẹp  Họa bì, cho dù cũng toàn những yêu cùng ma.

TÍNH HỮU ÍCH CỦA CÁI VÔ DỤNG

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Copy của Nguyễn Kim Sơn


 
         
Phật giáo luận giải về sự khổ rất đa dạng, có tứ khổ, thập
khổ, bát khổ
, nội khổ, ngoại khổ cho tới bát bách khổ, vạn
khổ..
. Tức là rất khổ tâm luận về khổ. Nhưng trong các luận giải về khổ vô
cùng phong phú đó không thấy cái khổ vì hữu dụng, hay hữu ích.
Cũng có thể nó nằm trong " ngũ uẩn thịnh khổ".


         
Lão tử và Trang tử thì lại đặc biệt chú ý tới cái khổ mà nguyên nhân của nó
chính từ sự hữu dụng. Các vị đó nhìn sự hữu dụng như là một thứ nguy cơ, một
mối nguy hiểm tiềm năng đe dọa kẻ có nó. Con vật nào thịt ngon thì bị người ta
lùng bắt và giết. Cao xương hổ tốt cho gân cốt người dùng nên chúng bị săn bắt
ráo riết. Sừng tê giác hữu dụng hơn nữa khiến chúng cũng bên bờ vực tuyệt
chủng. Hoa dại thơm và đẹp dễ bị người ngắt hái. Tiếng hót hay của chim là
nguyên nhân khiến chúng vào lồng, và mật của gấu,  lông của nhím, ngà của
voi...đã làm hại chủ nhân của chúng. Kẻ nào chẳng may bị người khác khen là
thông minh, giỏi giang có thể lời khen ấy khiến hắn có thêm vô số kẻ thù. Và kẻ
lỗi lạc không thể có số phận bình thường. Ai biết cái gì khổ với cái đó. Không
biết làm gì, đầu óc ngu si, hưởng trọn thái bình. Cái Vô dụng mới là
điều mà Đạo gia sùng thượng, đề cao, coi đó như một thứ đạo. Đạo để biến mình
thành vô dụng, biết cách vô dụng.


         
Cái vô dụng có từ thuyết của Lão tử, Lão tử trọng ngu, trọng vô ích,   phản
đối trí tuệ, càng ngu càng tốt. Lão tử cho cái khôn ngoan là biết đặt mình dưới
người, đặt mình sau người. Đang ở cao thì mau xuống thấp, đang ở trước biết ẩn
ra sau. Không tiến, không lên, không cao, không đại mà thoái, xuống, ẩn, tàng.
Nó đều chỉ cái vô dụng. Triết lý vô dụng của Lão tử có gốc từ triết học tự
nhiên của ông. Đạo tạo ra mà không dấu vết, cho không kể công, mẫu mực hơn hết
mà không tuyên bố về sự mẫu mực đó.


         
Vô dụng trong thuyết Lão tử là chỉ cái tự nhiên, thuận tự nhiên, hữu dụng được
đưa về phạm trù cái nhân vi. Hữu dụng, tranh, cạnh, xảo,... thuộc về nhân vi.
Thực ra cái ngu chân chính mà Lão tử đề cao nhất là loại cái ngu là đỉnh cao
của trí tuệ, tức bậc trí giả biết cách làm cho mình như ngu " đại trí
nhược ngu".
Tức cái ngu chủ động, ngu siêu việt trí chứ không phải
ngu thuần túy là ngu. Lão tử bằng vô dụng để mong đạt tới cái đại dụng, đó là
bảo thân, duy trì sinh mệnh, hài hòa, xã hội không cạnh tranh, ai ai cũng
nhường nhịn, không có chiến tranh... từ đó mà thủ tiêu những tai họa đe dọa con
người.  


         
Trang tử đẩy mạnh quan niệm về cái vô dụng trong phương diện triết lý nhân
sinh. Con rùa lết cái đuôi nơi ngòi rãnh để hưởng hết tuổi trời là  tượng
trưng cho cái vô dụng. Con rùa được người ta mang về để chết khô nơi chốn miếu
đường,   trên bàn thờ thần thỉnh thoảng bị người ta lấy một mảnh mai
để cúng, bói là biểu tượng cho sự hữu dụng. Cái cây Vu cây Lịch, nhờ phẩm chất
vô dụng, gỗ không dùng được vào việc gì, mùi vị thì hôi thối... nên nó được yên
và cao mãi tới nghìn dặm. Vô dụng, theo Lão - Trang có cái  đặc biệt hữu
ích của nó.


        
Từ góc nhìn hiện đại, đề cao vô dụng có cái quái gở của nó. Nó là phản tiến bộ,
phản giáo dục, phản nhiều thứ.  Nhưng không phải mọi sự quái gở đều vô lý
cả. Thực hư thế nào, tùy nghi chiêm nghiệm.