Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

MẠNG VÀ ĐỜI


***  Thiên hạ hớn hở bâu vào chuyện căn hộ nhà nước cấp cho  thầy Ngô Bảo Châu. 12 tỷ, quy ra vàng quãng 340 cây, nó còn nhỏ hơn hàng vạn căn hộ, nhà nước đã cấp cho các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà gi gỉ  gì gi, hiện đang ở bao năm nay. Thử so sánh, căn nhà  thời giá quãng hơn 4 000 cây (theo lời bác giám đốc công ty định giá tài sản Tosho) hiện Kù con đang ở, xuất phát điểm cũng là nhà nhà nước cho 2 nhà thơ. Tại TP HCM, biệt thự của nhà văn Trần Bạch Đằng, nhà sử học Trần Văn Giàu chung xuất xứ, xem ra căn hộ của giáo sư Châu chỉ đủ tiền đổi lấy… cái bếp.


Tại sao người ta phải rỉa róc Giáo sư Châu như thế? Chung quy là bởi thế giới mạng (Beo tin chỉ ở thế giới mạng thôi)  mong mỏi giáo sư ôm thẳng cái giải thưởng danh giá kia sang Pháp sang Mỹ, tốt nữa thì lâu lâu quay đầu về buông dăm ba lời vàng ý ngọc chỉ trích kìu nội bởi nếu ở miệng netizen, chỉ là chửi đổng mạng văng lên  giời. Đằng này, Giáo sư lại hùng hục giành 3 tháng hè thảnh thơi để về nước xây Viện toán, xây quỹ học bổng…


Không ít người cười cợt việc một tư  thương dựng tượng Giáo sư ở Bình Dương, Beo lại thấy cảm động vì sự ngưỡng mộ chất phác ấy. Dân mình tuy ít trọng người tài nhưng tôn sùng ngừơi có tâm, thế giới mạng sẽ tự chết khi đi ngược lại điều thường nhật dân vẫn  nguyện ấy.


***  Trích của Việt kiều già


Một trong những "vấn đề" của giới chính trị chống Cộng của người Việt ở Mỹ là họ bị "ảo tưởng hóa" về những vấn đề VN.  Không những thế, họ "tiêu cực hóa" tất cả các vấn đề.  Chính vì ảo tưởng hóa và tiêu cực hóa toàn diện nên họ là những nạn nhân của những "bong bóng ảo vọng" do chính mình thổi nên. 


Ví dụ trường hợp ông bạn của chúng ta là Tưởng Năng Tiến.  Chưa lần nào về VN từ ngày rời khỏi nước, nhưng cứ thích viết về VN - và viết toàn tiêu cực.  Nhiều tay viết khác nữa.


Văn chương chính trị của giới chống Cộng hải ngoại phần lớn phát xuất từ động cơ tiêu cực - uẩn ức vì bị đối xử tệ khi về VN (Nguyễn Hưng Quốc, Lê Diễn Đức, Trịnh Hội...) - thay vì lòng yêu nước tích cực.  Đó là chìa khóa của vấn đề con người và chính trị hải ngoại.


Bệnh ảo tưởng này không những chỉ ở hải ngoại.  Ở trong nước, những Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung... cũng mang bệnh đó.  Không có một cơ bản thực tế hay hoàn cảnh tình huống thiết yếu mà ngồi xuống viết "cương lĩnh" và "hiến pháp"!  Một vài kẻ khác thì mang bệnh "Chí Phèo" - như Cù Huy Hà Vũ hiện nay. 


Họ là anh hùng, vâng!  Nhưng đất nước ta đã có đủ, quá nhiều, liệt sĩ hy sinh rồi.  Hãy bảo tồn nguyên khí quốc gia trong giai đoạn này.  


Trước hết, theo tôi, giới chính trị hải ngoại và quốc nội phải tạo một thế đứng phản biện trí thức, có trình độ, nhân cách, ôn hòa và mọi hành động, phát ngôn phải phát xuất từ động cơ tích cực.  Về chuyện đất nước và đảng CSVN hiện nay thì "No matter how thin the pancake is, there are always two sides to it."  (Beo dịch Hết mưa là nắng hửng lên thôi).


Beo chả bình gì thêm đoạn trên, chỉ bổ sung một chữ, theo Beo Việt kiều già biên thiếu là giới chính trị internet hải ngoại bởi ngoài đời thực, Đường đời muôn vạn nẻo, nhưng chỉ có một nẻo đích thực để trở về cố hương. Đó là lối nhỏ đi qua những tấm lòng bằng hữu, với hành trang trên vai là lòng thương yêu của những người thân kẻ thuộc trong gia đình. Như một bác Việt kiều khác, viết thế, trên Da màu. Và, hàng vạn, không, hàng triệu người, đang quay về.


*** Đoạn 3 này treo đây  khi nào bí  chuyện mới biên, cho vui cửa vui nhà. Bạn nào biết rồi kin kín giùm để Beo câu PW nghe.


Cách đếm số người tham gia biểu tình

Cop từ đâu hok nhớ


Tại Pháp, cứ sau mỗi cuộc biểu tình, tuần
hành do giới công đoàn tổ chức để phản đối chính sách của chính phủ, thì lại
xẩy ra tranh luận về số người tham gia biểu tình. Số liệu mà giới công đoàn đưa
ra bao giờ cũng lớn hơn, thậm chí gấp hai, gấp ba con số do cảnh sát cung cấp.


Điều dễ hiểu là đối với ban tổ chức – giới
công đoàn, con số càng lớn thì càng chứng tỏ sự bất bình của dân chúng càng
cao. Trong khi đó, chính quyền có thể viện dẫn số người tham gia thấp để chứng
mình với công luận rằng những người biểu tình chỉ là số ít, không mang tính đại
diện cho giới lao động.


Vậy các bên liên quan, tức là ban tổ chức
biểu tình và cảnh sát có phương pháp đếm người biểu tình như thế nào ? Thực tế
cho thấy là cả hai phía đều áp dụng phương pháp rất thủ công, với sai số khá
lớn. Bên cạnh đó, còn phải tính đến ý đồ thao túng số liệu như thổi phồng hay
rút bớt.


Cho đến nay, giới công đoàn áp dụng phương
pháp như sau : Tính thời gian đoàn biểu tình đi qua một đoạn đưòng nào đó. Ước
định tốc độ di chuyển của đoàn biểu tình là 2km/giờ. Đây là tốc độ mà Tổng Liên
đoàn Lao động Pháp, CGT áp dụng, một tốc độ di chuyển tương đối chậm và thận
trọng. Sau đó, ở các thòi điểm khác nhau, trên những đoạn đưòng khác nhau, ban
tổ chức tính số người hiện diện trong một mét và lấy con số trung bình trên một
mét. Từ đó, quy ra số người tham dự. Tức là chiều dài của đoàn biểu tình nhân
với số người trong một mét.


Phương pháp của cảnh sát cũng thô thiển không
kém : Đếm số hàng người đi qua. Sau đó, tính bề rộng theo mét mỗi hàng, rồi ước
tính trung bình số nguời biểu tình trên mỗi mét trong mỗi hàng. Nhân ba con số
này với nhau thì có được số người tham gia.


Cảnh sát còn một cách tính khác cũng gần
giống như vậy : Qua cửa số một căn hộ nhìn xuống đường có đoàn biểu tình đi
qua, một hoặc hai nhân viên đếm. Cứ 10 người đi qua thì bấm vào máy đếm một
lần.


Trong cách đếm nói trên, cảnh sát lại chỉ
tính số người đi dưới lòng đường và không chú ý đến số người đi trên vỉa hè vì
coi đó không phải là người biểu tình, mà chỉ là những người qua đường hoặc tò
mò đi theo. Theo giới công đoàn, đây cũng là một trong những lý do giải thích
sự khác biệt về con số giữa các bên.


Gần đây, cảnh sát mới cho ghi hình suốt cuộc
biểu tình, nhằm bổ xung cho cách tính thủ công nói trên.


Thực ra, trong thời đại công nghệ số và tin
học phát triển không ngừng, người ta có thể cho chụp ảnh từ trên cao toàn cảnh
cuộc biểu tình. Ảnh được chụp với độ phân giải lớn, rõ nét. Sau đó, tính số
người trên một mét vuông nhân với diện tích cuộc biểu tình. Thậm chí, cảnh sát
Tây Ban Nha còn có một phần mềm tin học giúp đếm chính xác số người tham dự.
Thế nhưng, phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị phương tiện từ trước và
tốn kém. Hơn nữa, do có sự nghi ngờ thao túng số liệu bởi cảnh sát và giới công
đoàn, cách thức này chỉ đáng tin cậy nếu được thực hiện bởi một cơ báo chí độc
lập.