Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

ĐIỂM DỪNG- tiếp

*** Một nhà báo nguyên phó
tổng tờ cướp giết hiếp, nay trong cương vị mới đã có loạt bài sám hối về nghề, trong vụ án nổi tiếng
một thời, Năm Cam.


Chuyển sang kinh tế thị
trường, việc tận dụng báo chí để tẩn
nhau trong làm ăn, ngày càng thông dụng và phong phú hình thức. Công ty Masan từng khốn đốn một thương
phẩm đang bán chạy nhất chỉ vì một cái  tin giời ơi đất hỡi. Trong chai
xáxị Chương  Dương có gián trong
bánh cake Thuận phát nguyên con chuột…lẫn trong những thông tin ấy, không phải tất
cả đều là sự vô tư bảo vệ người tiêu dùng.


Nhưng phải đến vụ Năm Cam thì
nghệ thuật dùng báo chí phục vụ cho mục đích cá nhân (thay vì cộng đồng) mới lên đến mức tuyệt kỹ. Tức
là nó không chỉ dừng ở mức tranh giành nhau vì miếng ăn nữa mà lấn sang một địa
hạt, từ xưa tới thời điểm đó vốn là khu vực cấm nghiêm cẩn nhất đối với báo chí.
Không ít lần blog Beo nhắc đến ông Trần Mai Hạnh, UVTU, Tổng giám đốc đài phát thanh
và được cơ cấu bộ trưởng bộ VHTT khóa ấy, thân bại danh liệt, mất tất cả và oan
ức bậc nhất trong vụ án này. (Beo sẽ viết chi tiết riêng nếu có nhiều bạn yêu
cầu vì Beo nghĩ, chuyện này hơi bị cũ).


Bài bản của vụ Năm Cam được
lặp lại trong vụ PMU 18, nạn nhân là thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến. Tướng Cu,
không mưu mô bằng tướng kia, bài vở thực hành quá lộ liễu nên đã trúng cú hồi
mã thương, thân bại danh liệt, mất tất cả và,  không hề oan.


Nhưng, nơi mất nhiều nhất,
đau nhất, chính là uy lực của báo chí. Sự thiếu vô tư khiến chính quyền cảnh
giác hơn trong khâu xử lí cuối cùng, và như vậy còn ai sẽ sợ báo chí nữa. Không
một chính quyền nào không sợ công luận (chỉ có điều có thể hiện ra hay không mà
thôi). Bằng hai vụ án cụ thể trên, báo chí- dù có hoàn toàn vô tình đi chăng
nữa- đã tự chứng minh mình không đại diện cho công luận, ai trong chính quyền
sẽ còn sợ báo chí?


*** Báo chí đi đầu trong việc
chống tham nhũng. Có mà chống vào mắt. Tham nhũng ngày càng mưu ma kế quỷ. Có phải
xã hội nguyên thủy đâu mà hễ hô lên tham nhũng là bắt ngay được.


Báo chí, nói thì bảo vạch áo cho
người xem lưng, chứ tin nguồn cũng dựa chủ yếu vào án đang làm, từ cơ quan điều
tra hay viện kiểm sát, rò rỉ ra. Ăn theo chống tham nhũng từ chính chính quyền
rồi quay ra réo rắt phê chính quyền không nỗ lực chống tham nhũng. May mắn hơn thì
vớ được tin nguồn từ nội bộ, từ phe phái đánh nhau tuồn cho. Nhưng sự may mắn
này ngày càng hiếm vì, như đã dẫn giải ở trên, phe phái dường như giờ cũng ít
tin vào uy lực báo chí. Họ gửi gắm sự triệt hạ đối thủ vào những nơi khác mất
rồi.


Còn