Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát thơ ngây một thời thiếu nữ
Lấy câu thơ của Olga Bergoln mở đầu như bài tập làm văn cấp II cho nó thư giãn, bởi chuyện dưới đây liên quan đến một nhà thơ Vịt Kìu định quên luôn, ngứa tai nhân chuyện các Vịt Kìu hè nhau hội đồng cuốn sách của NXB Lao động, bóc bánh trưng một Kìu trước.
Hai cuốn sách đầu tiên xuất bản trước 75 ở miền Nam mà tớ đọc là Cuốn theo chiều gió và Thơ Du Tử Lê. Không phải tình đầu làm sao quên mà cho tới lúc đang ngồi viết entry này đây, tớ vẫn cho rằng đó là những cuốn sách hay nhất trong lịch sử văn học(kể cả dịch) Việt Nam . Đặc biệt thơ của nhà bác Du Tử Lê, nó khiến tớ thay đổi hẳn cách cảm nhận về thơ, dù lúc đó mới chỉ là con chíp hôi, thuộc gần hết từ Kiều tới Tố Hữu.
Kể xa xa thế để nói chuyện gần gần hơn. Quãng 2007, con bạn tớ, một quan bà NXB Văn nghệ, sung sướng thông báo in được thơ ông Du Tử Lê rồi, ông ấy đến tận NXB trên phố Yên Đổ ngày xưa Lý Chính Thắng ngày nay, thương thảo. Chữ nghĩa ủy quyền to đoành tao cầm rồi. Quan xuất bản sung 1 tớ sướng 10, lần này tao viết giới thiệu sách nghe. Mở ngoặc, sách của chính quan bà chưa bao giờ con bạn này viết cho một chữ.
Sách in ra, chưa kịp nhìn mặt mũi, một bác, nguyên cựu binh Cộng hòa mới đau, tố. TTVH là tờ duy nhất và đó cũng là bài báo duy nhất(của Phạm Xuân Nguyên- nghĩ rằng danh lão ấy oai) bảo vệ cuốn sách. Hai con quan bà mặt mũi tả tơi vì bị kiểm điểm nhưng trong lòng vẫn ngầm sướng và chẳng vì thế mà bớt sung. Tớ khốn khổ hơn nó vì tớ báo trung ương, nhiều hơn nó tới mấy tầng cơ quan chủ quản.
Thế thôi thì chỉ là chuyện thường ngày ở huyện, nhưng một cái tát trời giáng, cả hai con nhục không để đâu cho hết khi một bác nay đã là cựu trưởng ban, gặp đâu cũng riễu chuyện: ông Du Tử Lê phủi sạch khi về đến Mỹ, phát biểu với báo giới bên í rằng thì là mà Việt cộng tự ý in, ông ấy có khiến có cầu đâu.
Những nhân cách ấy đẻ ra thơ chứ thơ từ đâu ra nữa, mà phải hỏi!