Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

COPY TỪ HÀ CAO

  Có cắt bớt vì dài quá

Kỳ rồi, viện tỉnh giới thiệu lên viện Thống Nhất vì ca mổ kép, khá phức tạp.
Viện Thống Nhất chuyên chữa cho các cụ hưu, nôm na là có công với đất nước. Khi
nhập viện người ta đòi ứng trước một khoản viện phí là nhẽ đương nhiên, ấy mà
khi hành chính người ta nhắc đến tiền thì cụ nổi đùng đùng, nằng nặc đòi về
ngay. Ý công tao với đất nước này lớn lắm, khi tao ốm thì phải phục vụ miễn
phí, cấm nhắc đến tiền. Mình khẽ giọng, quy định của bệnh viện người ta là thế,
ai cũng thế thì ba cũng phải thế chứ đừng tỏ ra đặc biệt, nhất là ở những nơi
không nên đặc biệt. Cụ đơ như cây cơ, ỉu xìu như bánh mì chiều, ngồi ngay ngắn
đợi mình giả tiền cho đám hành chính bệnh viện.
Giời ạ! Cứ tưởng mỗi cụ nhà mình thế hóa ra lắm cụ khác cũng thế! Cụ sát giường
quê Vĩnh Long có hai vợ sáu con, vợ bé chết còn vợ lớn, ốm xuống mỗi con cái
thay phiên chăm chứ vợ lớn vẫn còn giận vì chuyện chung chồng nên chả thèm đến.
Cụ cài chuông điện thoại bài tân cổ Lan Điệp, lúc con Lan đang dặn giai Điệp
trước khi giai lên thành. Mỗi khi có người gọi tới thì cụ phải đợi cho con Lan
hát hết câu vọng cổ, nó phải xuống xề thì cụ mới chịu “alo”. Sợ thế! Hihi! Ngày
cụ vừa nhập viện, chưa kịp vào cổng đã dọa vu vơ, xưa tao là chuyên viên bậc 7,
mém tý bậc 8 đấy nhá! Ý là xưa tao cũng giỏi giang, cũng góp phần to lớn
vào công cuộc dựng xây đất nước lắm í nhé, chúng mày liệu mà chăm sóc cho tử
tế. 
Từ các cụ ở viện cộng với các nhơn sĩ hưu trí nguyên là các tai to mặt lớn đang
“nổi lửa lên em” trước cổng bộ ngoại giao (nay lên cuốc hội) ta thấy rõ ràng
rằng, như một mặc định khá phổ biến trong giới hưu trí hiện nay thì các cụ luôn
nghĩ rằng mình thành phần cực kỳ quan trọng, thậm chí là rất có quyền uy với
đất nước. Bởi, trước tiên các cụ nghĩ mình có công, thứ nữa các cụ là người đi
trước, là thế hệ cha chú mà theo tinh thần của nho giáo còn đậm đặc trong xã
hội Việt Nam
thì giới trẻ phải kính lão đắc thọ. Các cụ nói, con cháu dứt khoát phải nghe và
làm theo.


Trước hết, không thể phủ nhận
phần công sức của các cụ đã góp phần cho đất nước. Song, cũng nên nhìn lại rằng
vì rất nhiều lý do như hoàn cảnh xã hội, năng lực, trình độ của các cụ hạn
chế…mà phải nói thẳng ra rằng các cụ làm có tốt đâu. Nếu tốt thì Việt Nam hiện nay
chả bị lỗi hệ thống, rớ vào chỗ nào hỏng chỗ ấy từ kinh tế, khoa học giáo dục,
văn hóa, y tế…Sai lầm lớn nhất vẫn là ở giáo dục. Chuyện học sinh học vẹt, học
đối phó bởi một nền giáo dục quá đặt nặng lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn cho
đến tận hôm nay là có phần đóng góp lớn lao của các cụ chứ còn ai vào đấy nữa.
Vậy thì, trước khi hạch sách, đòi hỏi thế hệ kế tiếp phải thế này, thế khác có
cụ nào dám nhận rằng mình đã từng có những sai lầm chưa?
Ai có quyền quyết định cho vận mệnh của dân tộc này các cụ biết không? Là thế
hệ trẻ Việt Nam
hiện nay chứ chả phải các cụ. Ối giời, sức các cụ dành để vào toalet mà rặn
thôi còn chưa đủ thì còn lo được cho ai. Phải thế không ạ! Sự thật bao giờ cũng
khó nghe nhưng đó chính là sự thật đấy!
Ai đó có thể buồn lòng (vì sâu sắc quá chả hạn) khi giới trẻ
hiện nay chỉ lo chuyện kiếm tiền, chơi game kiêm chơi gái mà thờ ơ việc nước.
Ai đó có thể trách sinh viên hiện giờ chỉ lo giữ điểm số hay những toan tính
riêng tư mà chả màng đến chuyện non sông, nếu có lo thì cũng chỉ mấp mé (vì sợ
hiệu trưởng cấm thi chả hạn). Ai đó có thể giận dữ vì sao khán giả giờ đây chỉ
mê những rung lắc, ẽo ợt thậm nhí nhảm nhí, vô bổ trên vô tuyến. Ai đó có thể
giật mình vì sao trên các mặt báo hiện nay còn mông với ngực. Ai đó có thể não
lòng mà rằng ôi sao con người ta bây giờ đã vơi đi sự lãng mạn và thực dụng,
lạnh lẽo dần lên. Ai đó có thể ngạc nhiên vì sao các giá trị đạo đức truyền thống
lại bị mai một đi kinh thế…vơn vơn vơn. Hẳn nhiên, xu hướng ấy còn rất nhiều
thứ phải bàn cãi, phân tích mổ xẻ vì nó còn ối vấn đề nhưng, bạn đừng quên rằng
đó mới chính là tinh thần của thời đại. Đó mới chính là tinh thần của trên dưới
chín chục triệu dân số hiện nay. Nghĩa, thời đại hiện nay con người ta đặt
chuyện cơm áo gạo tiền lên hàng đầu đầu chứ không phải mỗi nhà đào một cái hầm
để trú như vài chục năm về trước. Chín chục triệu dân hiện nay họ phó mặc cho
chính phủ muốn xử chuyện biển đảo ra sao thì xử và chỉ có ai thừa mứa trí tưởng
tượng mới nghĩ các gia đình Việt hiện nay sẵn sàng cho con mình đi đánh Tàu.
Mình không gọi đó là hèn mà đó chính là tinh thần thời đại này nó thế. Nó khiến
cho người ta ích kỷ hơn và vì cá nhân mình hơn và hoàn cảnh xã hội hiện nay
không dồn dân tộc vào thế cùng đường, một là đánh hai là mất. Chỉ cần nghĩ tý
cũng thấy rằng đúng tinh thần thời đại hôm nay có vấn đề nhưng nhìn chung nó
mang màu sắc của các nước tư bản ở thủa sơ khai và bất kỳ đất nước nào cũng sẽ
phải trải qua một thời kỳ nhố nhăng như thế, chỉ là lâu hay nhanh, sớm hay muộn
mà thôi. Ở các nền văn minh tiên tiến họ cũng phải trải qua giai đoạn ấy có
điều họ đi trước, ta đi sau nên thấy mình có những điều rất buồn cười so với họ
mà thôi.
Bạn ngẫm lại mà xem, thời này người ta thèm kiếm tiền để nuôi con, để thụ hưởng
cuộc sống, để được ăn ngon mặc đẹp hay người ta thích mặc khố, làm bè mang theo
lưỡi lê ra biển mà đánh nhau với Tàu? Ấy chưa kể, giặc đã đến nhà đâu? Chỉ là
việc tranh chấp giữa các bên bằng các tiểu xảo, chiêu trò vụn vặt. Vì tinh thần
dân tộc (đa phần là u ám) nổi lên nên con người ta thấy nó to tát và ghê gớm chứ
hậu quả của các màn tranh chấp cho đến giờ đã thấm tháp vào đâu so các vụ cướp
hiếp giết từ trong nước? Không cần chứng thêm ở đây vì trên báo đã tràn lan,
đầy rẫy…

Thật nực cười giữa cái lúc mà nhân dân cả nước đang lo sản xuất làm ăn lại có
dăm cụ già hon hót nhao nhao, lồng lộn lên để đòi quyền kiểm soát chính phủ.
Không thể phủ nhận trong số ấy có cụ vì hồn nhiên, ngây thơ nhưng đa phần là sau
những yêu sách, mặc cả là các quyền lợi cá nhân không được đáp ứng. Con cháu
giờ đây nó khôn ranh, lọc lõi lắm rồi các cụ ạ! Đừng mong những trò nhảm nhí
của các cụ có thề qua mặt được chúng nó. 


Trông vào các cụ đang rộn ràng,
sặc sỡ, súng sính xiêm y, váy áo yêu sách này kia mình chỉ muốn cười nửa miệng,
cứ làm như sự nghiệp của ta huy hoàng và rực rỡ lắm í. Cứ làm như xưa kia ta
ngồi rặn 5 phút thì đất nước có ngay 8 cái cầu, 12 cái cống, 18 cái đại lộ
thênh thang và 20 cái cao ốc chọc giời í. Lậy hồn, giá mà trước
khi các cụ yêu cầu, yêu cống thì nghiêm túc dành ra 5 phút để sâu sắc hay chí
ít là để hiểu được câu nói tưởng chừng như rất đơn giản: sống ở đời phải biết
mình là ai.