Đời mình, rời cán bộ đường
lối ra, lạc tức thì. Từ Lý Thường Kiệt tới Bờ hồ phải hỏi đường hai lần. Lần
đầu do không lường tình huống, bác chỉ đường đi ngược chiều, phải của bác
là…trái của mình.
Hiếm khi được thảnh thơi lang
thang Hà nội, mà lại một mình. Món đặc sản hấp dẫn nhất, dĩ nhiên là biểu tình
việt dã rồi. Công an đến trước tiên, biểu tình nhóm sau mình. Chừng ba bốn chục
người. Công an phát loa liên tục, đọc nghị định 38 (quy định chuyện tụ tập đông
người) và kêu gọi mọi người giải tán. 30 phút sau, xe bus trờ tới. Cực nhanh,
cực gọn, mình canh đồng hồ chưa đầy 3 phút, gần hết nhóm người bị đẩy xong lên
xe. Nhóm bên dưới đưa tay vẫy vẫy. Xe bus thứ hai tới, chuyển từ vẫy sang ù té
chạy. Không một ai thoát với cách khóa đầu khóa đuôi rất bài bản của công an. 9
phút sau thông đường.
Mình thật tình khuyên những
bạn bài xích món đặc sản biểu tình này không nên viết thêm nữa. Không đáng.
Thực sự không đáng. Chứng kiến tận mắt, mình có mấy cảm nghĩ thế này.
Tại sao đã qua hàng chục lần
(quá nhiều) rồi mà không lôi kéo được quần chúng nhân dân. Số lượng người tham
gia không được nhân lên, chỉ vẫn ngần ý gương mặt với nhau.
Nhìn vào tổng số vụ chống
người thi hành công vụ trong 6 tháng đầu năm, Hà nội tiên phong 260 vụ với gần
400 người vi phạm thì thấy, lí do không phải người Hà nội sợ công an. Thân nhân
của những liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới 79, chắc chắn cư ngụ ở Hà
nội không ít, họ đã sạch hết nỗi đau mất chồng mất cha mất anh em vì Trung quốc
rồi sao, mà không góp mặt?
Bởi vì, cái cách gào thét hô hào,
cách biểu lộ thái độ, nó du thủ du thực sao đó, khó có thể định nghĩa thuộc thể
loại gì. Người tử tế sẽ rất hãi khi lại gần. Buổi sáng, lại là sáng chủ nhật,
người đi bộ rất đông, mình thấy hoặc dạt sát bờ hồ hoặc đánh võng sang bên này
đường, để tránh. Ngay như mình, từng đứng vào giữa đám biểu tình đằng đằng sát
khí chống thủ tướng ở Washington ,
cũng chỉ dám đứng bên này đường nhìn sang.
Ý nghĩ thứ hai, mình tự buồn
cười chính mình vì nỗi đặt hi vọng vào những
cái ao làng. Thuở Đàn chim việt chưa tan đàn làm đôi như bây giờ, mình từng
đặt nhiều hy vọng vào các bạn được ăn học tử tế trời tây, lại có lòng với tổ
quốc, sẽ thổi một cái nhìn văn minh và phóng khoáng về nước. Hóa ra có bay đi bốn
phương trời rồi vẫn nguyên hình trym
Việt. Mình tự biện minh lí giải cho sự thất vọng, có lẽ các bạn chủ biên này
già quá. Lại đặt tiếp hi vọng vào Dân luận, trẻ hơn, không phóng khoáng chí ít
cũng văn minh. Tụ bạ dăm vài bloggers lớp già cỗi lớp thất nghiệp, nói một
giọng duy nhất, còn dở hơn cả Đàn chim việt ở chỗ, nói lải nhải mãi một chuyện như
những bà lão lắm mồm. Hỉ nộ ái ố, tất tật quẩn quanh bên trong một cái ao tù.
Món đặc sản thứ hai, như các
bạn phóng viên ngoài ấy nâng quan điểm
thành văn hóa Hà thành, phở chửi cháo quát. Cực rẻ, cực ngon. Bà chủ mắng người
làm luôn mồm, không biết lúc khác có chửi khách không nhưng hỏi mình ăn gì khá đon đả. Lúc tính tiền, con bé
con cầm tiền bảo cháu xin ạ, nghe yêu
không tả được.
Với 20 nghìn thì được nguyên
khay bún đậu rán mắm tôm thế này.
Chưa cần tây tàu xa xôi, chỉ
cần từ Sài gòn ra thôi, là có thể so sánh ngay được sự nhếch nhác của Bờ hồ. Hồ
gươm mùa không hoa nhưng lá xanh rợn. Không thể phóng tầm mắt mà tưởng thưởng
cho mình sự lãng mạn bởi, mắt sẽ vấp ổ voi ổ gà liên tục.
Có lẽ để tránh tiếng những
cái đèn lồng đỏ trông như phố nhà thổ, người ta treo những quả cầu buổi tối
điện đóm vào còn khả dĩ, ban ngày trông rất bẩn.
Trong một entry, mình đã miêu
tả những quan tài thủy táng tênh hênh dưới hồ. Bữa qua lại phát hiện một dãy
hoa đột biến gien. Mình đồ rằng ku (not kụ) Dùa có khi chết mất đất rồi nên
bệnh viện dã chiến buồn không muốn tháo dỡ.
Hai cái bảng quảng cáo điện tử y
như hai cái mụn mủ to tướng trên mặt nàng hoa hậu đền Ngọc sơn.
Gạch lát mỗi khúc một màu một
kiểu, lở lói, ấy thế nhưng khi thay mới đồng bộ lại chống đối tới cùng. Mình
xếp luôn sự chống đối rất lạ này vào món đặc sản tân thời của thủ đô ta.