Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

LUNCH CHAT. 6

1. 
MÌNH: Cho đến tháng 4 năm ngoái, nước Đức vẫn truy tìm và tìm ra cựu trung sĩ SS Oskar Groning, nhân viên kế toán ở trại tập trung Auschwitz, để tống giam khi ông ta 94 tuổi. 
Chúng ta, đang trải thảm rước một kẻ từng thảm sát đồng bào mình về làm công việc khai dân trí.
Chuyện gì đang diễn ra trong "tâm khảm" người Việt thế ? Lòng bao dung bệnh hoạn hay là cô, cay nghiệt bệnh hoạn?
NÓ: Chuyện này nói ko cân nhắc cẩn thận thì chúng ta rơi vào thói phản ứng cảm tính như đám đông hiện nay.
- Cô chưa tìm được lập luận chắc chắn cho cảm nghĩ của mình.
- (Yêu cô vì cái cân nhắc thành thật đó)
- Không lạc đề
- Không lạc đâu. Bởi đó là lương tri của trí thức có tâm với sự phát triển. Nếu chính ý nghĩ đó chưa thật trả lời rốt ráo cho chính cô, thì phát ngôn chừng mực là "có ý thức", có trách nhiệm đấy. (Vậy mới là ý thức hơn 4 tiếng nhé)
Cái confused của cô rất cần thiết, theo cháu. Nó đặt để, xắp xếp phản ứng của chúng ta lại, xu thế đang gọi là "ý thức" ấy! Giúp ta xác định cái gì cần lên tiếng quyết liệt, cái gì cần mở ngoặc là cảm giác cá nhân. 
2.
NÓ: 1. Công việc, vị trí công việc (phần việc của ông Bob Kerrey với Fullbright tại VN) được đánh giá dựa trên Work Description và How will he commit with the work description? (tạm dịch ý: nhìn việc không nhìn người)
MÌNH: Nói vậy là thuần lý tính. Bởi ông này đích thị là tội phạm chiến tranh.
- Bình tĩnh. Cô có lý do: thân nhân nạn nhân của Bob còn cả đấy. Cháu tôn trọng phản ứng của cô, vì rất hợp lý, vì rất con người. 
Trong cảnh nghèo thì gả con cho thằng có tiền án sát nhân cũng chịu, chỉ dám hy vọng nó ko giết nốt ta một lần nữa.
- Nghèo thì ko có liêm xỉ à!
- Cô thử dùng phép tâm ý tương đương, để xem chúng ta "giết" bao nhiêu mầm tốt cho sự phát triển nhé: Ông X từng là y tá, trình độ đâu mà làm vai trò chủ chốt cho đất nước. Ông X từng chống Mỹ vậy liệu có tin giờ ông thiện chí hợp tác với Mỹ. ( Ở đây chỉ xét background quá khứ, phủ định quá trình phát triển). Chắc cô đã hiểu ý cháu.
Cô chỉ có thể bày tỏ trên vai trò những lo lắng, suy nghĩ và cảm giác cá nhân thôi. Phần còn lại dành cho đầu óc người đọc, ai thấy cái nào hợp lý thì add vào hệ consideration (chú trọng) của mình.
3. 
MÌNH: Chúng ta đang trong bối cảnh nghèo đủ thứ, cái loạn của dân trí cũng là một loại nghèo. Vậy nên cố gắng "ý thức', nâng niu những hạt mầm yếu ớt... từ bữa h cô chưa viết là vậy.
Nhưng riêng với Bob Kerrey, cô lại so sánh thế này: Vì sao người Đức 71 năm sau vẫn không thôi truy lùng Đức quốc xã ?
NÓ: 1. Đừng so sánh với phản ứng hành xử của nước khác.
2. Xét về tội một con người thì phải xét mức độ minh bạch và đền tội đủ chưa, nếu minh bạch và đền đủ rồi thì cho họ cơ hội làm việc khác.
3. (Lạc đề) Chuyện "Truy lùng Đức quốc xã" là một chuyện "vui" khác nhé! Không phải ai cũng lên án và theo khuynh hướng này đâu. Nó liên hệ cả việc chống di dân trong năm vừa qua nữa đấy. Hơ hơ hơ...
- Cô copy lại một comment ở FB một người bạn: 
"Tàn sát và nói dối đến tuổi sắp mãn phần, không thể và không nên đại diện cho tri thức và các giá trị về cống hiến của Mỹ tại Việt Nam! Quan điểm của anh là chúng ta có thể tha thứ nhưng không quên. Còn nếu chúng ta có thể quên điều đó vì một ngôi trường thì không có gì để nói. (xin lỗi tác giả vì quên mất nguồn)
Ôi trời ơi, tha thứ và quên là đồng một phạm trù. Vừa tha thứ vừa nhớ, dân gian gọi là kẻ 2 mặt.
- Lại cay nghiệt rồi.
4.
MÌNH: Chính xác là phải cay nghiệt vì trong trường hợp cụ thể này, giữa lý tính và cảm tính đối lập nhau. 
Cháu hãy hình dung, một ngày Bob đứng trên giảng đường, dạy con cháu chúng ta về lòng bác ái. Ko cần hình dung, nó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai rất gần
NÓ: Hãy nghe và phân tích bài giảng của Bob, thấy đúng thì thì nghe, sai thì phản biện... - So what?!!
- Hãy đóng vai Bob, cháu sẽ trả lời ra sao khi có 1 phản biện : ông không đủ tư cách dạy tôi về bác ái
- Ok! Đóng vai! (Chấp nhận ở đây cả 2 giả định: 1 là Bob dạy về đạo đức, và 2 là Bob thành thật)
Trả lời: Vâng, tôi đã từng sai, sai ngay trong vai trò làm một con người nhân bản một cách bình thường. Các bạn hãy học/nghe bài giảng của tôi, đừng lấy tôi làm gương.
- Hỏi tiếp. Con đường lầm lỗi của ông là hãn hữu. Một người từng phạm tội sát nhân hàng loạt, giờ nhận được quá nhiều ưu ái của cuộc đời, và sự ưu ái lớn nhất là được chính nạn nhân tha thứ, thậm chí trọng vọng.
- Nếu phải học từ tôi, xin học lấy thái độ hướng thiện và trách nhiệm đền bù, vì nó mà tôi đang cố mang đến các bạn những bài học đạo đức thuần khiết hơn chính bản thân tôi.
Những kết luận của cô ở trên rất nhiều cảm xúc và nó có lý do để bật ra, tôi xin gánh chịu như bấy lâu nay đã chịu. Tôi xin đi vào câu hỏi cô vừa đưa: "Vậy ông muốn chúng tôi tránh vết xe đổ của ông ở góc độ nào"
Tôi đã làm sai vì quá tin vào lý tưởng mình chọn, bài học đầu tiên là luôn xét lại lý tưởng của mình trong mọi thời điểm phát triển của nó, vì ngay khi ban đầu nó đúng nhưng vẫn có thể sau đó là phát triển sai. Và rồi, khi quyết định làm vì lý tưởng thì trong mỗi hành động cũng cân nhắc kỹ hành động mình gây ra... Rồi nữa, khi đã gây hành động có kết quả xấu, cần tích cực nhìn nhận và đền bù một cách có trách nhiệm...
(Hết câu trả lời, chỉ remind ngoài lề: đến kẻ cướp vẫn có lời lương tri, dù chỉ nói lý thuyết nhưng anh ta vẫn rất hữu dụng khi gieo lý thuyết tốt cho cộng đồng)
- Như vậy kết luận, chính chúng ta phải HỌC CÁCH quên đi. Hay nói cách khác, chúng ta phải học cách chấp nhận. Chấp nhận một sự thật như dao cứa vào tim, não hàng ngày là face to face interaction với kẻ sát nhân.
Sự chấp nhận này tại sao đau đớn ? Vì nó là cú tát hữu hình vào cái tưởng- như- vô- hình, đó là NHÂN PHẨM.