Báo điện tử Việt Nam Net chỉ là một trong gần ngàn đầu báo phát hành tại Việt Nam . Tuy nhiên cứ căn cứ vào kiểu cách vận hành từ ngữ ở tờ báo điện tử có số bạn đọc nghe nói thuộc loại đông nhất này thì dường như có thể từ đó mà làm phép suy luận ra những gì ở tầm lớn hơn. Đơn cử là các bài viết ở mục Chính trị - Xã hội và mục Tuần Việt Nam.Net đều dược giật tít nghe qua thì rất kêu nhưng ngẫm nghĩ lại thấy có điều gờn gợn. Chẳng rõ những người lãnh đạo cấp cao của nước ta có ai bơi giỏi, hoặc giả luôn nghĩ tới đại dương hay không, nhưng đã 2 năm nay, báo Việt Nam Net (và sau đó là một vài tờ báo khác) thường xuyên đưa vào bài viết tư tưởng “bơi ra biển lớn”. Biển nào gọi là biển lớn thì chỉ cần học xong cấp 2 – môn địa lý là rõ. Thế nhưng đất nước Việt Nam có cả ngàn cây số bờ biển, ở thời điểm hiện tại còn đang tranh chấp với ngoại bang mà cứ kêu gào ra biển lớn, thật khó mà hiểu nó là cái biển gì. Mới đây báo này lại kêu gọi xây dựng danh dự dân tộc bằng tinh thần đại dương (!?). Có lẽ hỏi các tiến sỹ văn chương rằng đại dương nó có tinh thần hay không, hoặc nói một cách bóng gió thì tinh thần đại dương nó là cái gì, chắc các tiến sỹ đều lắc đầu cái một. Nói tới đại dương, không đơn giản chỉ là nói tới sự mênh mông. Đại dương mà nổi sóng to gió cả thì thuyền lật, sóng thần đánh vào đất liền thì người chết như rạ. Cứ suy như thế thì chẳng hóa tờ báo cổ súy tinh thần hiếu chiến của dân tộc Việt? Ở một góc độ khác, thì biển cả hay đại dương là thứ vật chất nằm trên quả đất. Nếu muốn thể hiện cái khát khao to lớn vĩ đại, người ta nên...bay lên không trung, để hòa mình vào vũ trụ, chứ cứ bì bõm hết nước ngọt lại sang nước mặn, ngày nhìn mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, chẳng hiểu tư tưởng ấy lớn ở chỗ nào
Copy của Rau đắng
***
Nghiêm túc mà nói, có lẽ ý bài báo muốn kêu gọi xây dựng danh dự tông dật bằng tinh thần đại dương... vật.
Nó mà bé, cái gì cũng bé hết!
Copy bình luận của Mucdong
Thứ nhất, tác giả - hoặc người ký tên bài này- chính là người viết bài về cái đếk gì Trung quốc trong con mắt Nhật Bản.
Thứ hai, định hướng bài này là ý xui anh ABC đến lúc nghỉ hiu (theo cụ Phù Đổng, Phật Hoàng, Nguyễn Trãi, Bác Hồ) nhưng dùng 1 loạt sự kiện khác nhau về bản chất, và sai rất nhiều về kiến thức:
1/ Lý Thường Kiệt, ừ thì mời Lý Đạo Thành về triều làm Thái phó(ko phải làm Tể tướng) nhưng ko phải lùi xuống làm "tướng quân thường". Thực tế trước đó 2 năm chính Lý Thường Kiệt đã ủng hộ Nguyên phi Ỷ Lan đảo chính cung đình, giết Hoàng Hậu Thượng Dương và phế chức Thái sư (đấy mới là Tể tướng) của Lý Đạo Thành, đẩy về làm bí thư Nghệ An. Đến khi sắp phải đánh nhau với Tống, Lý Thường Kiệt biết phải ra ngoài đánh giặc mới mời LĐT về gánh vác cùng.
Như vậy, ko có bình phẩm về nhân cách của Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt, có thể nói ngài dùng LĐT một phần là do tình hình thế giới, và nếu dùng vụ này cho cái gọi là "minh triết Việt" e rằng hơi ngu. Nghĩa là người Việt chỉ chơi với nhau lúc nếu ko chơi vơi nhau thì cả lũ cùng chết!
2/ Vụ Phật Hoàng - Toa Đô - Hàm Tử không chính xác lắm về sự kiện. Thủy quân địch bị thua 1 trận ở Hàm Tử, sau đó các cánh quân địch mất liên lạc, ko hiểu ý nhau. Cánh của Toa Đô sau 1 thời gian mới bị Hưng Đạo Vương đánh ở Tây Kết, trên đường chạy ra biển bị trúng tên của quân Việt, chết. Quân Việt đem thủ cấp Toa Đô (ko phải cả xác) về dâng Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông cởi áo phủ lên thủ cấp.
Thật ra sai sót của tác giả có thể lượng thứ, nếu tác giả hiểu đúng sự kiện trên trong diễn biến của thời cuộc. Tức là tác giả biết, và nếu biết thì hiểu, thêm câu nói của Trần Nhân Tông khi làm việc đó: Ngài nhìn quần thần và nói: "LÀM TÔI THÌ NÊN NHƯ NGƯỜI NÀY!" (đại ý thế!). Nói cho nhanh là lúc phủ áo lên đầu Toa Đô, Phật Hoàng mới nghĩ đến chuyện khác, chưa phải "minh triết Việt".
3/ Nhà sàn Bác Hồ. Thực tế là lúc về "kinh thành", ra nhà sàn ở Bác vẫn là to nhất nước (ít ra là danh nghĩa) hehe. Cũng như các vua nhà Trần khi rút về làm Thượng Hoàng, vẫn can thiệp triều chính nhiệt tình luôn. Nhà sàn Bác Hồ "phục chế" cũng không khác nhà sàn gốc nhiều lăm. Lý do ko phải là hiện nay muốn đánh bóng cột gỗ lim cho đẹp, mà để bảo quản. Và ngày xưa thì gỗ ko đắt như bây giờ, các đại gia cũng ko có mốt chơi nhà gỗ. Xét cho cùng chuyện phục chế cái nhà sàn cũng chẳng tầm thường hóa 1 đỉnh núi minh triết hùng vĩ gì hết, nếu ko có những thằng đầu óc đen tối ngồi bình luận bậy bạ kiểu Bác Hồ trông thế mà khôn, toàn xài sang trước thời đại!
4/ Chửi lịch sử Tàu. Đây thực sự là một hành động ngớ ngẩn. Vấn đề là nhiều sự kiện và cách hành xử trong lịch sử ông cha ta giống hệt Tàu. Tình cờ hoặc chủ định em ko biết. Còn nếu nói "minh triết của sự hi sinh, đẹp 1 cách sống động" như ta Tàu ko có thì thật sự là vô cùng ngu dốt. Gì chứ em chẳng đọc sử tàu nhiều, chỉ xem/ bị xem phim phát trên VTV thôi cũng chấp tác giả cứ đưa ra 1 chuyện Việt em có 2 chuyện Tàu tương tự.
Thứ ba, không hiểu kiến thức thật sự của tác giả nằm ở đâu?
1/Tất nhiên chê sử Tàu thì quyết ko làm hủ nho. Nhưng nếu mở bài bằng phim hành động Holywood, dùng nó là căn cứ để chứng minh nước Mỹ ko chỉ có bạo lực, sex, tiền thì cũng nên xem phim đấy thêm 1 lần đã. Hồi xưa thi văn em phải chọn đề phân tích Chí Phèo vì em xem phim đấy rồi, hehe. Nhưng em chỉ dựa vào tình tiết chứ dứt khoát ko đưa hình ảnh, âm thanh, và nhất là số liệu vào. Phim này em xem lâu lắm, nên béo nhớ chính xác 100%; nhưng nếu em ko nhầm thì anh Keanu Reeves là đặc nhiệm phải vất vả lắm mới nhảy lên được xe, còn chị Sandra thì ko rõ có phải nữ sinh viên ko - chị ý chửi bậy cũng hơi kinh. Ngoài ra thằng địch Hopper đòi cảnh sát có 3 triệu thôi, lúc nó gài bom thang máy nhưng nó bị lừa nên mới gắn mìn xe bus cho chết cbn đi. Và nó cài hạn mức tốc độ là 50 dặm/h - cỡ 80km/h. Chứ 50km/h thì có đếk gì mà phải tăng tốc vun vút với đap bằng mọi trở lực. Và nếu lấy 1 phim Mỹ để ca ngợi giá trị Mỹ, thì nên chọn các phim dạng "tâm lý xã hội" hơn là chọn phim hành động. Người Mỹ nó cũng béo làm thế!
2/ Hiển nhiên nếu kết thúc bằng thần thoại Hy Lạp cũng rất đỉnh. Nhưng nếu chọn được nhân vật khác chứ ko phải Ulysses (hình như phải có chữ s ở cuối nữa) thì tốt hơn. Kể cả nếu bỏ qua chuyện Ulysses hình như xét cho cùng là 1 thiếu gia cậy có tiền có thế, 1 dạng COCC rồi bơi lội linh tinh hướng đến những mục tiêu ảo tưởng nào đó, kiểu như tiếng hát của nàng tiên cá, chối bỏ hết tình yêu lẫn quê hương - xét cho cùng tác giả cần hình ảnh chàng thủy thủ vĩnh cửu của đại dương vô tận mà, cứ bơi đi, cần béo gì biết bơi đi đâu, làm gì.
Vấn đề là chỉ có thằng thủy thủ ngu nó mới cảm thấy may mắn khi làm bạn với Ulysses. Số phận cái bọn thủy thủ bạn của Ulysses là nếu ko chết sạch sành sanh thì cũng bị biến thành lợn!
Thứ tư, nếu tác giả lẫn Việt Nát muốn nói cái gì thì nói ngắn 1 câu cho nó vuông. Kiểu Tiệc ơi về hiu đê, hay Tiệc ơi te thằng Trung đi, làm đệ anh Nhật hay anh Kỳ cho nó sướng. Nói thế lọt tai người dân chất phác.
Còn nếu muốn nói văn hoa cho nó hợp trí thức. Thì nên học hành tra cứu thêm 1 tý. Hoặc nhiều tý.
Bình luận của MPH