*** Những người làm trong ngành y tế nước ta họ
phần đông thiếu trái tim nhân hậu và một bản lĩnh nghề nghiệp, đứng trước sức
mạnh của đồng tiền họ chỉ biết ngã quỵ và tuân theo. Họ không biết chựng lại
suy ngẫm lại mình nên họ quên mất mình đang làm gì, chút hành trang hiếm hoi về
đạo đức trong trường học họ cũng chẳng chụi mang theo. Họ chỉ mang theo mình những
quần áo đẹp, thức ăn ngon, nhà lầu, xe hơi. thật tức cười! Rồi mai đây xung
quanh họ toàn là những người bịnh tật về cả thể chất và tâm hồn liệu họ có cảm
thấy mình hạnh phúc không? Họ có cảm chất lượng cuộc sống như ý họ không?
NguyỄn văn LỘc
Cái này
copy trên Tuổi trẻ, phần comment của bạn đọc dưới một bài viết một ca đỡ đẻ
nhân đó ca ngợi bệnh viện bên… Czech. Không biết bạn đọc Nguyễn Văn Lộc kia có thâm niên bao
nhiêu năm nằm bệnh viện, và đã trải qua những bệnh viện nào mà dám nhận xét kinh
khiếp thế, về phần đông những người
làm ngành y.
*** Nói thì ít ai tin bảo
mạnh miệng nói khoác chứ hai con Beo, thời gian đi học tại Việt nam cộng lại
cũng hơn chục năm, chưa một lần Beo gặp vấn đề với thầy cô như nhan nhản những
chuyện đang kể hiện nay trên báo chí. 20/11, bập bõm nhớ thì mua tặng thầy chủ
nhiệm bó hoa, cô dạy văn cái áo dài hàng chợ. Hết. Và thầy cô nào cũng thấy tận
tụy với các cháu, tùy tính cách, người thô bạo người tinh tế, tựu trung lại là
yêu trò. Cư xử với phụ huynh, cụ thể với Beo khi quên đóng tiền học cho con
chẳng hạn, rất tế nhị. Hai con Beo học ở trường Hoà Bình, bên hông nhà thờ Đức
bà.
Chưa kể, Beo có một đám bạn
nghề nhà giáo. Đứa nào như đứa nấy, bức xúc hết mức có thể, cáu điên lên với
quy định quy chế này nọ kia của bộ của ngành, nhưng tựu trung lại, cũng là yêu học trò, yêu nghề
(vì có đứa nào chịu mất dạy đâu).
Dĩ nhiên, cả trăm ngàn ngừơi
làm nghề dạy trẻ thể nào cũng có cái tồi
tệ, cái xấu xa nảy nòi. Gạ tình, vòi vĩnh tiền bạc, mang bài vở học trò mình
lên báo cho thiên hạ cười cợt ném đá…chắc chắn có cả, nhưng ở mức độ trùm phủ
lên cả một nền giáo dục, thì Beo không tin.
*** Làm báo hiếm ai không thuộc câu Bad news is good news. Báo Công an TPHCM
thuở mới ra đời, khi ông Huỳnh Bá Thành cầm trịch, đã thực hiện điều đó một
cách tuyệt vời. Cũng vẫn là cướp giết hiếp, nhưng qua tay nghề (và đạo đức) của
những người làm báo, nó trở thành good news, đúng nghĩa đen cho người làm báo-vì
bán được báo và cũng đúng nghĩa bóng cho người đọc báo- vì nó giàu tính cảnh
báo cảnh tỉnh cảnh giác, cho toàn xã hội.
Lác đác bây giờ, chỉ còn thấy
thứ đạo đức quý hiếm này ở báo Lao động, Tiền phong nhưng hình như, nghĩa đen thì không còn đúng nữa.
Thật may, đời sống không chỉ
hiển hiện, ở mấy tờ báo.