Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

SAU ÔNG GIÁ, ĐẾN AI?

Chị Beo đố cô Đàm (not Vĩnh Hưng) của  blog Quan làm báo trả lời đúng câu ấy đấy. Cố
nói cho chính xác, chị tôn cô làm sư phụ.


Nếu thấy khó quá, chị nhá cho
chút định hướng nè: chơi dao có ngày đứt gân, đã thế, lại còn cầm dao đằng lưỡi.


Nếu vẫn không nói ra được, đợi
đầu tuần sau khi chạy chốn với Giai
Xinh về, gửi cái địa chỉ mail, chị sẽ mật biên cho, hỉ!


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

WOMANIZER GIAI XINH


[youtube http://www.youtube.com/watch?v=0I4itpPzV68&version=3&f=videos&app=youtube_gdata]

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

VIỆT NAM NÁCH TÓP MO ĐỒ


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Giải nhất Việt nam nách top
mo đồ. Nàng có ý thức rất chuyên nghiệp về nghề người mẫu. Không một dátdi  nào có thể rình chụp được hình đời thường,
tức là lúc không tạo dáng hay  trang điểm,
của nàng.  


Chế độ ăn kiêng của Nàng hết
sức đặc biệt: ngậm một miếng (kể cả cháo) nửa tiếng trong miệng.




Quá tự tin về nước da trắng như
ngó ngần và số đo ba vòng xếp vào diện tranh Phục hưng, ngược với chị, Nhị nương luôn muốn mình
thật tự nhiên và đáp trả các yêu cầu của nhiếp ảnh da bằng những tiếng hét 180
đềxiben.








<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

TAO KHÔNG MẮNG MÀY NỮA ĐÂU

Em Em ở nhà mình 14 năm.



ốm cả tuần nay.


Tối,
cả nhà lên nhà gái em chơi với các cháu.


Mình
về trước.



nằm giữa sân, không động cựa. Bốn chân cứng thẳng.


Mình
ôm nó lên hè. Lấy một cái khăn tắm sạch đắp cho nó.


10 giờ 31 phút,
đợi
Mémé về, mới không thở nữa.



Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ HAY NỖI KHỔ CỦA BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG

Sau Pháp luật TP đến Tiền
phong phải đính chính chuyện khởi tố nguyên chủ tịch ACB Trần Xuân Giá.


Đúng thì đúng rồi nhưng, phải
đến khi tống đạt bị can mới được coi là có hiệu lực thực tế. Tức là đến thời điểm
ấy, báo chí mới được phép đưa tin.


Những loại chế tài thế này
khiến truyền thông, dù  chắc chắn mười mươi
cũng vẫn phải xin lỗi như hai báo trên.


Loại tin thế này nếu đưa sớm
hơn đồng nghiệp, nó không chỉ  chứng tỏ
khả năng nghiệp vụ của nhà báo mà còn cực kì được lòng bạn đọc. Vậy có cách nào lách được luật ?


Trong sự việc cụ thể này, có
mấy mẹo nho nhỏ:


Cách thứ nhất, bla bla bla
mấy câu nói cho có về vai trò ông Giá trong vụ án và chốt hạ bằng câu, rất nhiều khả năng, ông Giá sẽ phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật trong những ngày tới đây.
Già gan hơn chút thì ghi cụ
thể, rất nhiều khả năng…nội nhật tuần này.


Công phu hơn, kể sơ qua vụ
việc, sau đó đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở đại loại như, vì sao đồng loạt các nhân vật trong HĐQT phải
từ nhiệm, CEO Lý Xuân Hải chỉ là người thừa hành các quyết sách mà phải gánh
trách nhiệm toàn bộ (cho tới giờ phút này), không lẽ  HĐQT  lại
vô can
. Sau đó, gắn câu kết luận tương tự trên vào cuối bài hoặc, muốn éphê
hơn, cho lên phần mở bài.


Cả hai cách đều phải cố gắng
tối đa không ghép tội cho ông Giá. Một bài báo viết về án kinh tế (và cả về nội
chính)  hay nhất  gần  với bài bào chữa của luật sư hơn là  với văn
bản luận tội của viện kiểm sát.


Còn tiếp


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Báo chí thời thổ tả!




Dịch cúm gia cầm phát sinh tại hai huyện của tỉnh Quảng Bình







QĐND - Thứ Ba, 18/09/2012, 22:9 (GMT+7)












Ảnh minh họa. Nguồn: Internet



QĐND -
Chiều ngày 18-9, Cục Thú y (Bộ NN&PTNN) thông báo, dịch cúm gia cầm
lại tái phát tại hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, thuộc tỉnh Quảng
Bình. Trong đó, huyện Lệ Thủy có hai xã phát dịch là Lộc Thủy và Sơn
Thủy; huyện Quảng Ninh có một xã là An Ninh. Chỉ riêng huyện Lệ Thủy đã
có hàng nghìn gia cầm ốm chết. Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm đã
dương tính với vi-rút cúm H5N1. Theo Cục Thú y, Quảng Bình là tỉnh đầu
tiên trong cả nước tái phát sinh cúm gia cầm H5N1 lần này.


Cũng
liên quan đến dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT
xuất cấp (không thu tiền) 20.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid; 5000
lít hóa chất sát trùng Han-Iodine, thuộc hàng dự trữ quốc gia, để hỗ trợ
tỉnh Nam Định và tỉnh Bắc Kạn phòng, chống dịch cúm gia cầm và tai xanh
ở lợn.


Nhất Ngôn (nguồn baomoi.com)   


==============




Xuất hiện dịch cúm gia cầm ở Quảng Bình 


19/09/2012, 06:17 (GMT+7)







(HNM) -
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, sau hơn một tuần cả nước khống chế
được dịch cúm gia cầm, thì nay dịch cúm gia cầm lại xảy ra ở 2 xã Lộc
Thủy và Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy và xã An Ninh, huyện Quảng Ninh của tỉnh
Quảng Bình làm 2.960 con vịt ốm chết trong tổng đàn 15.600 con.

Cơ quan Thú y vùng III trả lời kết quả xét nghiệm dương tích
với bệnh cúm gia cầm tại 2 huyện trên. Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp
với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch
theo quy định.

Quỳnh Dung (nguồn Hà Nội Mới )






Quảng Bình tái bùng phát dịch cúm gia cầm



17:51:19 19/09/2012



Ngày
19/9, Chi cục thú ý tỉnh Quảng Bình đã thông báo xác nhận: dịch cúm gia
cầm lại tái phát tại hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.


Tại
huyện Lệ Thủy có hai xã phát ổ dịch được xác định là xã Lộc Thủy và Sơn
Thủy; huyện Quảng Ninh điểm phát dịch ở xã An Ninh. Trong vòng 5 ngày
qua, đã có hàng nghìn con gia cầm bị chết vì dịch ở các địa phương trên.

Điều đáng nói, công tác phòng chống dịch của người dân
ở các thôn, xã hết sức chủ quan. Một số hộ dân có gia cầm chết đã lén
lút vứt ra ruộng, hồ ao. Tại nhiều nơi trong vùng có dịch, gà vịt vẫn
được vận chuyển, buôn bán tràn lan





Sông Lam (nguồn cand.com)





Còn đây là văn bản của "Sở NN và PTNT Quảng Bình" yêu cầu các báo đính
chính. Làm báo kiểu ngồi "phòng lạnh", xào nấu lại thế này thì chết dân,
không lẽ bỗng chốc lại mang gia cầm lành đi tiêu hủy.




nguon: google.tienlang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

NÓI XẤU MẸ SAU LƯNG

Mom is a deeply confusing woman. She sent me a dress so tiny I can barely squeeze in then forbids me from dieting.
: Mdõ là sâu sắc. Gửi cho mình cái váy mặc thở không nổi sau đó cấm mình ăn kiêng.

better than she bought me a super slimmy skinny tiny pink Shirt and always complains that I dress like a Gay (T_T)
  : Còn may hơn anh. Mẹ mua cho anh cái áo thun bó sát màu hồng xong cằn nhằn suốt anh  mặc trông như thằng gay                                                                              

LÀM BÁO LOẠI THƯỢNG QUAN, VÔ BIỂU!


Lời
cáo lỗi: entry này là chỉ dạy riêng của Beo với hạng thượng quan làm báo. Bạn đọc nào lỡ phím ghé qua, xin dăm vài bữa nữa quay
lại đọc  mới có thể chia sẻ được về nội dung.

***
Trước khi chỉ dạy cho Cô Chú vài thủ thuật sơ đẳng làm chính trị bằng truyền
thông, chị phải công  minh khai bạch mấy
ngày qua chị bỏ blog đi đâu, chứ để cái đám đầy tớ hưu của Cô Chú nó bám đít
chị lẵng nhẵng,  tội nghiệp.


Giữa
tuần, chị cho Tập Cận vương một bài học nhớ đời Nam quốc sơn hà nam đế cư. Chị đồ rằng Cận
vương, để rảnh tay chống Nhật, nên hạ giọng với Asean. Chả thế mà dự kiến chỉ
bác thủ phó kinh tài dẫn đầu thôi, Cận vương nằng nặc mời bằng được bác  thủ trưởng, giọng điệu chân thành chung thực như răng với lưỡi. Lại cũng
phải đợi xem thời gian tới răng lưỡi có  cắn nhầm nhau phát chí mạng nào không thì mới khẳng
định, hiệu quả trên bàn ngoại giao thật đạt  đến đâu.


Nhìn
xứ người dù đang mùa lá rụng, tự dưng chị ngầm so sánh, thà làm đầy tớ thằng
khôn (Cận vương) còn hơn làm thầy thằng ngu (Cô Chú).


Hai
ngày nghỉ quý giá cuối tuần, đâm đầu vào lem píc quốc gia. Ngoài việc trưng
diện váy áo giày túi với mấy anh thể thao 
cao to, thì bắp tay  trái to phình
ra sau hai ngày hết giơ đến vỗ tay. Người ta giơ-vỗ cả mình chả nhẽ không. Nhẩm
sơ sơ,  máy bay ăn ở cho gần trăm con người,
rồi  hai ngày máy lạnh 5 sao Deawoo, ngần
ấy tiền đủ nuôi toàn quân nhà mình gần nửa năm, thế mà chỉ để nhõn giơ với vỗ.
Tiếc tiền ko chịu được.


Chị
đi vắng, chưa biết có đứa nào thay chị cả gan chui vào phiên tòa xử Điếu Cày sáng
nay để về mua vui vài trống canh với thế giới ảo không hay lại chỉ lâm li chi tiết bên mấy gốc cây vỉa hè ngoài cổng tòa? Nhưng thời gian tù rất
nặng cho 3 nhân vật, so với  Cô Chú thật
ra chỉ đáng tầm ất ơ, lại là tấm gương để khi soi vào đấy, Cô Chú  thấy tương lai gần của mình.


Quay
trở lại việc chỉ dạy cho Cô Chú, những người chị xếp vào hạng thượng quan trong vở diễn Quan làm báo. Lấy
giấy bút ra mà ghi này:


Tung
tin thất thiệt nhưng chớ hoang đường.
Ví như bảo vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên bí mật đến mức chỉ có 3 người biết ấy. 3
nhân vật ấy mà huy động nổi cả hệ thống chính trị đánh soạt một cái cun cút đâu
vào đấy á? Hoang đường chưa!


Hoặc  ra mặt hảo hớn tên thật người thật tay bo,
còn nếu định trốn, thì dấu mình cho kĩ. Đằng này, vừa ấy vừa run nên chưa gì đã lạy
ông con ở bụi này
lộ tẩy quá nhanh, và vậy là, cơ may quay về nhang khói  tổ tiên coi như hết cửa.


Lại
nữa, cái cách Cô Chú  đang  lạy ông
đi qua lạy bà đi lại
trên Quan làm báo, chị thấy thảm quá, mất hết cả tư cách.


Cuối
cùng, quan trọng nhất, chị dạy thật, tử vi Cô Chú không có sao làm chính trị
hay nói cách khác, khôn quá hóa ngu.
 Lịch sử xứ mình, để bị sung vào  đám gọi là phản động  rồi, không bao giờ có thể ngửa mặt lên nổi nữa
đâu.


 




<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Swing Lừa qua Lá Cải

Copy từ blog An Hoàng Trung Tướng. Còn
ĐÂY
ghi lại  câu
chuyện tương tự này từ trực tiếp nhân vật.


Nhẽ Trung Tướng vĩđại chưa nên bốt
bài này, bởi các cô lũ văncông búzù rất có-thể suydiễn Trung Tướng đang cổvõ
một hànhvi tínhdục không-mấy côngchính, là Swing (aka làm-tình tráo-đổi
vợ-chồng).
Nhưng bọn Kềnkền Lá Cải lại bịa-đặt quá khiếp về phongtrào Swing Lừa, hầu-như
100%, nên Trung Tướng sẽ phá-lệ. Mời các cô gúc và đốichiếu.
Kềnkền Lừa, với tậpquán salông truyềnthống, ngồi vănphòng hóng loángthoáng thấy
Swing đâu-đấy, thì nhầm mẹ sang Orgy (aka Group Sex, làm-tình tậpthể), hoặc
thậmchí Polygamy (aka đaphu đathê).
Vì nhầm, do ngu hoặc đần, chúng đã sángtác các phongcách Swing Lừa tuyệtđối
ngớngẩn hahaha Trung Tướng cười tóe mẹ dắm.
Chẳnghạn chúng phịa các thủtục swing không bao-giờ được các swingers chânchính
thựchiện sau:
(1) Muốn thamgia một nhóm-swing phải có giađình, phải trình giấy đăngký kếthôn
xịn.
(2) Khi đi hội-swing phải đủ hai vợ-chồng, đúng như trong đăngký kếthôn.
(3) Mụcđích của các lãnhtụ swing là chơi miễn-phí vợ/chồng người-khác (aka
"rau-sạch"), nên bọn này toàn xài vợ/chồng dỏm, chảdụ thuê phò làm vợ
hờ, vânvân, nhằm bịp các đôi vợ-chồng "ngố". Và bọn lãnhtụ này cũng thích
nhóm-swing luôn pháttriển đông-vui để được hái nhiều "rau".
(4) Khi swing, các cặp vợ-chồng trong nhóm bốc-thăm chọn người (không phải
vợ/chồng mình) tỉn cùng. Và có swinger đã tứcgiận vì vợ mình trẻ-đẹp mà mình
bốc trúng mẹ bà-già.
(5) Vânvân etc.
Hahaha thế dám gọi là Swing à?
Swing hànlâm
Swing không là trò gì mớimẻ. Dân Eskimo và vài chủngtộc đặcbiệt (gồm cả Lừa
thiểusố) vẫn thịnhhành tậptục đãi khách bằng vợ. Nếu khách tỏ-ra thỏamãn, thì
chủ rất sungsướng.
Lịchsử chínhthức ghi-nhận, vào năm 1587, hiệpsĩ John Dee, nguyên cốvấn Nữhoàng
Anh, cùng vợ mình Jane, đã ký với hiệpsĩ Edward Kelley, nguyên thầy-bói
tiếngtăm, cùng vợ nó Joanna, một thỏathuận bấthủ, rằng họ toànquyền sửdụng
vợ/chồng nhau.
John Dee và các cộngsự hẳn đã là các swingers chânchính.
Vậy swing chânchính là gì?
Swing chânchính là hànhvi enjoy cảmgiác vợ/chồng mình làm-tình với người-khác,
chứ không là enjoy chuyện làm-tình với vợ/chồng người-khác.
Làm-tình với vợ/chồng người-khác là trò quá phổthông và dễdàng, chả có đéo gì
đáng bàn. Nếu muốn, John Dee có-thể tỉn 1,000 đứa vợ lạ, đéo cần ký giấymá gì.
Anyone cũng. Đéo cần giấudiếm. Đéo cần băngđảng. Thậmchí đéo tốn xèng. Hànhvi
này các cô tiếpxúc xoànhxoạch mỗi ngày.
Một nhóm-swing chânchính, do-vậy, chỉ cần 1-2 swinger chânchính. Đám chânchính
này đươngnhiên có vợ/chồng cũng là swinger chânchính. Chúng sẽ làm lãnhtụ
swing. Thànhviên khác của nhóm đéo quantrọng, đươngnhiên không ai đòi xem
đăngký kếthôn của các cô. Tuynhiên hội-swing sẽ cởimở sôinổi hấpdẫn hơn khối,
nếu swingers toàn chânchính.
Đặctrưng của swing hànlâm là Orgy, aka làm-tình tậpthể. Hội-swing sẽ nhạtnhẽo
bộiphần nếu các swingers làm-tình cánhân lủithủi. Các nhóm-swing Tây thường
thuê tiệm sauna tậpthể, hoặc biệtthự sangtrọng riêngtư, làm nơi sinhhoạt
địnhkỳ.
Một điểm nên lưutâm: nếu swinger càng yêu vợ/chồng mình, thì hội-swing càng
thànhcông.





<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

RA BIỂN NHỚN



Ngược với Nàng, Nhị nương phi
thẳng xuống nước dù biển Mỹ khê sóng khá to và trời mưa hơi lạnh, chả sợ sệt gì trừ khó chịu khi cát dính vào
chân.


Động tác này có nghĩa là có thích ạ



Nếu không bị cấm cản, Nhị nương đã leo thẳng xuống hồ bơi.
<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Máu sô chậu nhiễm từ lọt lòng,
đi phải đúng kiểu trình diễn thời trang, không thể như người thường.


Ga nội địa Đà nẵng đẹp nhất
Việt nam hiện nay.

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

QUAN (NÀO) LÀM BÁO- KÌ HẠ MÀN

Lượn Đà Nẵng ba ngày liền, sáng đầu
tuần rảnh rỗi ngồi nghiền hết chẵn  bảy
chục địa chỉ forum, blog, web các lề…, Vẫn tịnh không một chỗ nào nói đúng về
bản chất trang Quan làm báo và luận  đúng  người cầm đầu tổ chức ra  trang này. Thật, không chửi, không phải là người.


 Kì trước, Beo biên thế này: Một,  thiếu
thông tin. Hai, có thông tin rồi không biết cách xâu chuỗi lại. Ba, nếu xâu
chuỗi được thông tin  thì lại phân tích theo chiều hướng đã được (người
khác) mặc định trước.


Vụ thiếu thông tin …qua từ
khuya rồi, vì báo chí chính thống đã đăng công khai. Vụ không biết xâu chuỗi
thông tin (rõ là lũ đầu bò), Beo dạy cho nè: đọc  CÁI
CỦA NỢ NÀY
rồi xem xem nó có giống hệt  tin lúc bắt hạ quan làm báo Phạm Chí Dũng không nhé.


Beo xâu giùm cho rồi thì tự động
não trả lời các câu hỏi: vì sao Quan làm báo (dám) đưa sớm nhất vụ bắt ông Nguyễn
Đức Kiên hay vì sao,  giai Nghìn cân lại
ra một cái văn bản phải xử lí nghiêm bất
kể ai
biên ra mấy cái trang ấy, vào thời điểm chả gắn với cái gì ngoài việc đã hội đủ bằng chứng để nghiêm xử
.


Chữ có dăm bảy tầng nghĩa mới
là chữ giỏi. Bọn làm chính  chị ấy, nếu nó định cấm cái gì thuộc về
tư tưởng, nó không biên thẳng toèn toẹt là cấm đâu, nghe chửa lũ đầu bò.


Túm quần lại, vở diễn Quan làm
báo đã hạ màn. Nếu có vĩ thanh, là mấy anh 
đang có mục đích xin tị nạn chính trị bên Mẽo,  ngày đêm mơ tên mình được dây máu ăn phần, với
Quan làm báo. Cứ mơ,  miễn thuế, đừng
sợ.


Hết chuyện, chả còn gì để
xoắn.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

QUAN (NÀO) LÀM BÁO?-KÌ 4

*** Có nhà anh Hiệu Minh kia,
giấy trắng mực đen rất hùng hồn, dứt khoát không thèm đọc Beo blog và chưa hề đọc
bao giờ, và hùng hồn không kém khi nhận xét: chắc chắn đấy là một địa chỉ đáng
khinh bỉ.


Anh này viết báo, thế nên chữ
nghĩa chắc chắn (lại chắc chắn) đầy một đầu. Vậy nhưng để nhận thức một vấn đề,
phải a dua a tòng theo một hội nhóm nào đó, mơ gì có chính kiến riêng.


*** Đọc một phỏng vấn ở đâu đó,
 nhạc sĩ Quốc Trung (có mầu hơi bị tự hào)
mà rằng: mình chưa có bằng đại học bởi cực ghét môn chính trị.


Cũng nên biết, ở bậc đại học,
chính trị là môn đại cương, tức là những kiến thức nền cơ bản, tối thiểu nhất
cần phải trang bị cho một con người sau này ra đời tự xưng là có học. Nó bao
gồm các môn Triết học, Các hình thái xã hội, Lịch sử Đảng…thời lượng hay sự nông
sâu của từng môn phụ thuộc vào chuyên ngành chính của sinh viên.


Những kiến thức nền tối thiểu
nhất không-ham-có, hỏi làm sao tác phẩm không 
mãi bé con con.


*** Sáng nay, đọc RFA, lại
gặp một dạng Hiệu Minh khác-blogger Ba Sàm. Trả lời như đúng rồi về bản thông
báo ý kiến của Thủ tướng chính phủ của VPCP nhưng rõ ra, anh ta chưa hề đọc nó cho
nên phang toàn những điểm, không một
ai (ngu gì) nói thế để cho anh ta phang.


*** Lòng vòng ba ví dụ trên để
giải thích vì sao, cho đến tận giờ này vẫn chưa thấy địa chỉ nào (có máu mặt)
nói đúng hoặc gần đúng về bản chất của trang mạng Quan làm báo. Mặc dù có thể nói rằng, đến 14h ngày 12  còn chưa biết (biết chứ không cần phải suy luận) danh tính các cá nhân  chủ trương trang này  thì
... ngậm tăm đi còn hơn.


Một,  thiếu thông tin. Hai, có thông tin rồi không
biết cách xâu chuỗi lại. Ba, nếu xâu chuỗi được thông tin  thì lại phân tích theo chiều hướng đã được
(người khác) mặc định trước.


đi họp đã


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

DƯỚI GỐC ĐẠI ỨC TRAI

***


Tuổi con người không tính từ lúc sinh ra. Đối với phụ
nữ tuổi của họ căn cứ vào việc trông họ bao nhiêu. Tuổi của đàn ông thì tính
bằng cách họ ứng xử với phụ nữ thế nào.


Cái này gọi là mồm miệng đỡ
mặt mũi.


Các đức tính cần có để thành công ngày hôm nay là Chí
Phèo + AQ. Có được đức tính AQ thế cũng là được 50%.


***


Tên bạn, ông già trước cửa đền
viết sai gần hết. Tự tay sửa lại lá sớ, mực và nước mắt nhỏ nhòe như máu,  quặn đau. Quang
khuê tảo
 Ức Trai hẳn thấu  lòng trần hậu thế 600 năm, xin độ trì cho bạn và
gia đình bạn qua cơn oan khuất.


***


Mai, sẽ là một ngày khác. Bạn
bảo AQ thế cũng là được 50%.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

THƯ GỬI BUSINESS WEEK

Copy về đây bức thư của bác Lê Hồng Giang gửi Business week đăng trên kinhtetaichinh.blogspot.com. Nếu ai
thích tìm hiểu về mảng đề tài này thì đây là blog  nên đọc nhất hiện nay.


***


Tôi vừa gửi bức thư này
cho Bloomberg's Business Week về một bài báo của họ loan tin IMF có thể sẽ phải
giải cứu hệ thống ngân hàng VN. Mặc dù tôi rất critical với nhiều vấn đề của hệ
thống ngân hàng nhưng cách đưa tin rất giật gân và không chính xác như vậy có
hại không chỉ cho hệ thống ngân hàng mà còn cho toàn bộ nền kinh tế. Tôi nghĩ
nhóm tác giả viết báo cáo này (đặc biệt bác Đinh Tuấn Minh) nên lên tiếng. [Update
11/09
: Bác Đinh
Tuấn Minh
trả lời phỏng vấn VNEconomy khẳng định bài báo này đã diễn dịch
không chính xác bản báo cáo mà bác ấy là tác giả.]


Dear Ms Uyen and Ms Phang,
I was very surprised to see your article "Vietnam Risks Biggest East Asia
IMF Rescue Since 1990s" on Bloomberg's Business Week this morning
(http://www.businessweek.com/news/2012-09-06/vietnam-risks-biggest-east-asia-imf-rescue-since-1990s-economy).
The title suggests that Vietnam's
banking system is on the brink of a collapse and the IMF is about to step in to
fund a rescue program. You refer to a recent report to the Economic Committee
of the National Assembly as your source, but the report has only one sentence
referring to the IMF:
"Chúng tôi cho rằng NHNN nên hình thành một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng được đảm bảo từ nguồn vốn tiết kiệm từ chi tiêu thường xuyên của Chính phủ
hoặc từ vay các quỹ tài chính quốc tế mà Việt Nam tham gia, chẳng hạn
IMF."

which could be translated as:
"We think SBV should establish a restructuring fund for the banking
system which is funded by a cut from the current operating budget of the
government or loans from international organisations in which Vietnam is a
member, for example the IMF."

I don't see any evidence from the report that Vietnam is going to borrow from the
IMF to rescue its banking system as the title of your article suggested. The
above sentence is even not a recommendation to borrow from the IMF, it merely
suggests the IMF as one of possible funding sources.
Note that this report clearly indicates on page 18 that the analyses,
assessments, and conclusions of the report reflect the authors own opinions,
not of the Economic Committee or the UNDP Project which funds the report
preparation. Thus the report should be seen as an independent research, not the
view or opinion of the National Assembly or the government of Vietnam.


Although your article spots
on many economic issues in Vietnam,
I have to say that the title is very misleading and sensationalised.
Unfortunately the distorted perception that Vietnam is about to ask for an IMF
rescue has spread out to other venues such as the BBC and RFA. I think Business
Week needs a correction to that misleading title and a clarification update to
the article.
Yours Sincerely,


Le Hong Giang

Declaration: I know some authors of the report personally but I have no
connection with the above mentioned report and no interest in the banking
sector in Vietnam.
I also have no intention to defend the banking sector or any restructuring
program by the government. This letter is my sole opinion


 


Tạm
dịch tiếng Việt:


Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy bài
viết
“Nguy cơ Việt nam trở thành quốc gia lớn nhất Đông Á kêu gọi IMF  giải cứu kể từ những năm 1990" trên Business Week của Bloomberg
sáng nay
.  Tiêu đề cho thấy rằng, hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang trên bờ vực của
sự sụp đổ và IMF
chuẩn bị cho một
chương trình
giải
cứu
. Quý vị dẫn nguồn từ một báo cáo
gần đây
của Ủy ban
Kinh tế
của Quốc hội, nhưng báo cáo này chỉ có một câu
đề cập đến IMF:


"Chúng tôi cho rằng
NHNN nên hình thành một quỹ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được đảm bảo từ
nguồn vốn tiết kiệm từ chi tiêu thường xuyên của Chính phủ hoặc từ vay các quỹ
tài chính quốc tế mà Việt Nam tham gia, chẳng hạn IMF."

Tôi không
thấy bất kỳ bằng chứng
nào từ báo cáo rằng, Việt Nam sẽ
vay vốn từ
Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF)
để giải cứu hệ thống ngân hàng của
mình như  tiêu đề  bài viết của quý vị. Câu trích dẫn trên thậm chí còn
không phải là một đề nghị vay vốn từ IMF,
nó chỉ cho thấy IMF thể
một trong những
nguồn tài trợ
khi cần.
Lưu ý trang 18
của báo cáo chỉ rõ,  các phân tích, đánh giá
kết luận
của
bản
báo cáo là của các tác giả chứ
không phải của
Ủy ban Kinh tế
. D
án
do UNDP tài trợ.
vậy, báo cáo
nên được xem như một nghiên cứu độc lập, không
phải ​​quan điểm
của Quốc hội hay Chính phủ Việt Nam.
Mặc dù bài
viết của
quý vị điểm về nhiều vấn đề kinh tế
ở Việt Nam, tôi phải nói rằng tiêu đề là rất sai lầm
mang
xu hướng giật gân
. Thật không
may
, nhận
thức
méo mó rằng
Việt Nam yêu cầu
IMF giải cứu
đã lan rộng ra các
địa
chỉ khác như
BBC và RFA. Tôi
nghĩ rằng
Business Week cần
điều chỉnh  tiêu đề gây hiểu lầm và làm
sáng
tỏ lại trong
bài viết.
TB: Tôi biết một số tác giả của bản báo cáo trong quan hệ cá nhân nhưng không
liên hệ nào với
bản báo cáo này không quan tâm đến lĩnh vực
ngân hàng
tại Việt Nam. Tôi
cũng không có ý định  bảo vệ khu
vực ngân hàng
hoặc bất kỳ chương
trình
tái cơ cấu
nào của chính phủ. Lá thư
này là
ý kiến
​​riêng của tôi.


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

SỦA

Mình ghét nó, ghét thậm ghét hại.


Nó giống chó cỏ, thuần ta loắt
choắt. Là quà tân gia của một thằng bạn họa sĩ. Xấu vô biên, răng cỏ lổn nhổn,
lông luông luốc bẩn bẩn. Sủa vang và to, nhức  óc.


Đã thế, bạ gì cũng sủa. Phàm
cứ ai đứng  gần cổng đã sủa. Xung quanh
nhà mình, có tới mấy lớp dạy kèm tại gia của các thầy cô. Phụ huynh đón con, cứ
cửa nhà mình đứng. Và nó, sủa cho tới ông bố bà mẹ cuối cùng biến đi.


Khách tới nhà nó cũng dai như
đỉa thế.


Đánh, mắng, dọa, dỗ…kiểu gì cũng  không chừa, cái tật sủa.


Mình ghét nó đến độ không
buồn đặt tên thế nên nó chết tên Em Em...Số lần Em phụ thuộc vào thể trạng tinh
thần của mình  lúc gọi.


Hẻm nhà mình tinh chó đẹp,
con nào con nấy lừng lững, chó ra chó. Đã thế, hiếm khi nghe tiếng chúng. Chếch
đối diện nhà mình có tới 2 con na ná bẹc giê, cũng tịnh  không sủa nhắng lên như Em Em.


Duy, mỗi Em Em là gái. Sáng
sớm ngày ra, mười ngày như một, rẹt kéo cổng 
y như rằng có dăm ba anh,  chổng
mông chổng tĩ  mọp hai chân trước dí bẹp mũi xuống khe cổng
hít hít khịt khịt gạ gẫm. Không biết thằng mất dạy nào trong số đó, bao giờ cũng
tè bãi xong mới bỏ đi làm gỉ hết một góc cánh cổng.


Mình càng ghét Em Em tợn.


5 giờ sáng. Tiếng quát tháo, tiếng
xôn xao đặc trưng  việc bình bàn sự kiện trọng
đại của mấy bà chạy hàng rong sớm khiến mình phải bò ra ban công dòm xuống.


Nhà chếch đối diện bị trộm cạy
cửa  dắt đi 2 cái xe máy và một số thứ gì
đó.


2 na ná bẹc giê tịnh không sủa.


Em Em sủa nhưng, tịnh không
ai nghe ra, có trộm.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

ĐẤU KHẨU TỐT HƠN ĐẤU SÚNG

Bài của Joseph Nye - giáo sư   Đại học Harvard. Copy trên mạng.

Liệu chiến tranh sẽ bùng nổ tại vùng biển Đông Á?
Sau khi một số người Trung Quốc và Nhật Bản tổ chức các cuộc đổ bộ lên vùng đất
cằn cỗi mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku,
những người biểu tình tại thành phố Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc hô vang: “Chúng
ta phải giết hết bọn Nhật Bản.”
Tương tự như vậy, một cuộc đụng độ giữa các tàu Trung Quốc và Philippines tại Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở Manila.
Và một kế hoạch hợp tác đã định từ trước giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bị phá hủy
khi Thủ tướng Hàn Quốc đã đến thăm viếng hòn đảo cằn cỗi mà Seoul gọi Dokdo, và
Tokyo gọi là Takeshima, và Washington gọi Rocks Liancourt.
Mọi người không nên quá hoang mang. Mỹ đã tuyên bố rằng quần đảo Senkaku (dưới
sự quản lý của quận Okinawa khi nó được trả
lại Nhật  vào năm 1972) được hiệp ước an
ninh Mỹ-Nhật bảo vệ. Trong khi đó, xung đột trên Bãi cạn Scarborough đã yên
tĩnh trở lại, cùng lúc Nhật Bản triệu hồi đại sứ từ Seoul vì chuyện Dokdo, có
lẽ hai nước sẽ không đi đến chiến tranh.
Nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và tại Trường Sa vào năm 1988. Và Trung Quốc đã
áp lực Cambodia, nước chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay, để chặn một
thông cáo chính thức về  một nguyên tắc
ứng xử ở Biển Đông -  lần đầu tiên trong
40 năm lịch sử 10 thành viên ASEAN đã không thể đưa ra một thông cáo chung.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc ở Đông Á là điền đáng ngại và hiểu được. Tại
châu Âu, trong khi Hy Lạp có thể phàn nàn về các điều khoản tài trợ khẩn cấp
của Đức, kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã cho thấy tiến bộ lớn
giữa các quốc gia tại đây. Không có chuyện tương tự đã xảy ra ở châu Á, và các
vấn đề có từ những năm 1930 và 1940 vẫn còn nguyên, những vấn đề đó trở thành
trầm trọng hơn vì thành kiến trong sách giáo khoa và chính sách của các chính
phủ trong khu vực.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn “rất” cộng sản nữa. Thay vào đó, cơ sở của
tính hợp pháp của Trung Quốc bây giờ là tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
và chủ nghĩa dân tộc [Đại] Hán. Những ký ức về cuộc chiến tranh Trung-Nhật
1894-1895 và cuộc xâm lược của Nhật Bản trong những năm 1930 rất có ích về mặt
chính trị và phù hợp với một chủ đề lớn hơn: Trung Quốc là nạn nhân của các lực
lượng đế quốc.
Một số nhà phân tích quốc phòng Mỹ cho rằng chiến lược biển của Trung Quốc hiện
nay rất hùng hăng. Họ dẫn chứng bằng sự gia tăng ngân sách quốc phòng và sự
phát triển của công nghệ hỏa tiễn và tàu ngầm để bao vây vùng biển kéo dài từ
bờ biển của Trung Quốc đến “chuỗi đảo đầu tiên” của Đài Loan và Nhật Bản.
Một số người khác, tuy nhiên, nhận thấy chiến lược của Trung Quốc lộn xộn và
mâu thuẫn. Họ dẫn chứng bằng những kết quả tiêu cực của các chính sách quyết
đoán hơn của Trung Quốc kể từ khi có cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thật
vậy, chính sách của Trung Quốc đã phương hại đến những quan hệ với gần như tất
cả các nước láng giềng.
Hãy xét lại xung đột Senkaku năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ thủy thủ đoàn của
một tàu đánh cá Trung Quốc đã đâm vào một tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Trung
Quốc leo thang trả thù kinh tế. Kết quả, theo một trong những nhà phân tích
Nhật Bản, là “Trung Quốc đã đá banh vào gôn của mình”, đảo ngược xu hướng thuận
lợi trong quan hệ song phương Trung-Nhật. Tổng quát hơn, trong khi Trung Quốc
chi hàng tỷ nhân dân tệ để gia tăng sức mạnh mềm tại châu Á, thì hành động của
TQ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mâu thuẫn với thông điệp của chính mình.
Tôi đã hỏi bạn bè và các quan chức Trung Quốc tại sao Trung Quốc lại theo đuổi
một chiến lược phản tác dụng như thế. Câu trả lời chính thức là Trung Quốc thừa
kế chủ quyền lãnh thổ lịch sử, gồm cả một bản đồ có từ thời Trung Hoa Dân Quốc
phác họa một “đường chín đoạn” bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông. Một số quan
chức thậm chí đã gọi vùng biển này là chủ quyền “lợi ích cốt lõi” tương tự như
Đài Loan hay Tây Tạng.


Tuy nhiên, các giới lãnh đạo
Trung Quốc đã không bao giờ rõ ràng về vị trí chính xác của “đường chín đoạn”,
hoặc liệu các tuyên bố chủ quyền của họ chỉ nhắm đến một số tính năng địa lý
nhất định, hoặc về thềm lục địa rộng lớn và biển. Khi được hỏi tại sao họ không
nói rõ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình, những người Trung Quốc đối thoại với
tôi đôi khi nói rằng làm như vậy sẽ đưa đến sự thỏa hiệp chính trị và điều này sẽ
kích động nhóm theo chủ nghĩa dân tộc trong nước. Và đôi khi họ nói rằng họ
không muốn đi một nước cờ mặc cả quá sớm.
Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý về một quy tắc ứng xử - không ràng buộc
về mặt pháp lý - để giải quyết những tranh chấp chủ quyền, nhưng Trung Quốc tin
rằng họ sẽ thắng lợi nhiều hơn trong các cuộc đàm phán song phương hơn là tại
các cuộc đàm phán đa phương với các nước nhỏ. Niềm tin đó đã khiến Trung Quốc
ép Cambodia
ngăn chặn bản thông cáo chung của ASEAN vừa qua.
Nhưng đây là một chiến lược sai lầm. Là một nước lớn, Trung Quốc sẽ có trọng
lượng lớn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và nó có thể làm giảm thiệt hại tự gây ra
bằng cách đồng ý với một quy tắc ứng xử.
Đối với quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, tờ The Economist đã có đề nghị tốt nhất.
Trung Quốc nên kiềm chế việc gửi tàu đi vào vùng biển Nhật Bản, và dùng một
đường dây nóng trưc tiếp với Nhật Bản để giải quyết các cuộc khủng hoảng do
nhóm chủ nghĩa dân tộc “cao bồi” tạo ra. Cả hai nước cũng nên dùng lại khuôn
khổ hợp tác phát triển 2008 về các mỏ khí đốt nằm trong tranh chấp ở Biển Đông,
và Tokyo nên mua hòn đảo cằn cỗi của tư nhân Nhật Bản và tuyên bố đó là một khu
bảo tồn biển quốc tế.
Đã đến lúc tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Á nên nhớ lại lời khuyên nổi
tiếng của Winston Churchill, “Đấu khẩu luôn luôn tốt hơn đấu súng.”


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

QUAN (NÀO) LÀM BÁO-kì 3

Có ba hạng quan tham gia viết cho trang mạng Quan làm
báo. Beo  đặt hạ, trung và thượng.


Hạ, Beo đã viết Ở ĐÂY.


Quy trình tham gia của các nhà báo hạng quan này vào
trang Quan làm báo cụ thể ra sao? Để đỡ mất công dẫn giải, copy về đây những
ghi chép gần đúng hơn cả (về hiện tượng) trước, của các bloggers khác. 


Cái này cóp của bạn thaothucsg. Chữ in đậm là lưu ý của
Beo.


Trong khoảng cuối tháng 8 vừa
qua cộng đồng mạng đã chứng kiến tình trạng nhốn nháo thi nhau vào đọc blog
"Quan Làm Báo" để nắm bắt thông tin và rồi…thi nhau thất vọng. Nhưng
cho đến tận giờ này cũng còn rất nhiều người hi vọng…
Trang blog Quan Làm Báo ra đời vào ngày 07/6/2012 và chỉ trong vòng hơn 2
tháng, blog Quan Làm Báo đã thu hút hơn 9 triệu lượt truy cập. Nói đến QLB thì người hay vào đọc trang này
sẽ lập tức nghĩ ngay đến loạt 04 bài thông tin liên quan đến tình hình tài
chính, ngân hàng; liên quan đến các vụ mua bán, sát nhập các ngân hàng và nóng
hổi nhất là các thông tin liên quan đến nhân sự cao cấp của chính phủ và Bộ
chính trị.
Và giai đoạn cao trào nhất của QLB chính là thời điểm bắt, tạm
giữ Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải. Câu hỏi đặt ra là tại sao một blog mới như
QLB lại có thể thu hút người đọc một cách nhanh chóng như vậy?
Có thể nói trong 04 loạt bài đầu tiên về tình hình kinh tế, tài chính QLB đã
"đánh trúng" và giải tỏa được tâm lý tò mò của một "bộ phận
không nhỏ" trên  cộng đồng mạng khi lý giải những vấn đề sát nhập
ngân hàng, thâu tóm doanh nghiệp bằng những thông tin "tổng hợp từ báo
chí" mà chỉ những người ở trong ngành tài chính-ngân hàng mới hiểu (mà
không nói/hoặc chưa nói). Thực ra vụ việc M&A của Phương Nam Bank với
Sacombank đã được truyền miệng trong giới tài chính ngân hàng từ lâu nhưng
không có ai có đủ thông tin và tài liệu để khẳng định chính xác bản chất vụ
việc. Lờ mờ nhận ra cách làm, cách thâu tóm thì có như để "chắc như đinh
đóng cột" thì chẳng một ai dám khẳng định. Nhận định chung của giới nghiên
cứu kinh tế về những thông tin trên QLB là chính xác đến 60-70%, còn lại là
"chém gió".
Sau "cơn bão" thông tin về tài chính - ngân hàng đi qua, QLB trở lại
với thông tin xào xáo trên mạng. Nhưng vẫn còn đó những hi vọng thông tin tiếp
nối thông tin nên lượng bạn đọc truy cập QLB dù có giảm nhưng vẫn còn khá
nhiều. Chiều ngày 19/8, giới phóng viên mảng nội chính ở Hà Nội bắt đầu xôn xao
vì thông tin bắt bầu Kiên. Không một ai (cá nhân/pháp nhân) xác nhận chính thức
thông tin này. Tin đồn vì thế cứ tiếp tục lan rộng. QLB nhanh chóng đưa tin,
kèm theo vài thông tin về các vụ thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng trước
đây đã từng thông tin tiếp tục được xào lăn (lại). Có vẻ như sự trùng hợp giữa
những thông tin mà QLB đã từng đăng tải về các thương vụ "áp phe"
thâu tóm và sát nhập ngân hàng với việc CQĐT bắt bầu Kiên khiến cho bạn đọc
(ảo) ngạc nhiên pha lẫn kinh ngạc và "thán phục" (?). Báo chí trong
nước "ngơ ngác" nhìn bạn đọc (ảo) chạy về đọc tin trên QLB mà trong
lòng như lửa đốt, máu cạnh tranh nghề nghiệp nổi lên cao ngất, tưởng như có thể
đốt cháy dãy Trường Sơn. Sáng ngày 21/8, báo Tuổi Trẻ Online mới có sự xác nhận
chính thức từ Phó Tổng Cục trưởng TCCS để đăng tin và từ đó, các báo khác lấy
lại để thông tin (và tất nhiên - không quên thêm mắm muối).
Ngày 22/8, lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, báo Thanh Niên đăng tin
"Thông tin bịa đặt" trên báo điện tử để khẳng định: "…một số
trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các
bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên…là hoàn toàn
bịa đặt". Một số trang mạng ở đây có "phần nhiều" là từ QLB!
Chưa dừng lại ở đó, tiếp tục xuất hiện tin đồn bắt tạm giam Lý Xuân Hải - Tổng
giám đốc ACB. Làng báo lại "sôi sục", các nhà mạng liên tục nghẽn
mạch vì điện thoại để "check thông tin" của giới PV. Chiều tối ngày
23/8, các phóng viên nội chính tập trung rất đông trước cửa nhà ông Lý Xuân
Hải. Dù thấy rất rõ lực lượng Công an đi vào nhà nhưng cũng không báo nào dám
chắc chắn để thông tin với bạn đọc rằng đã "bắt tạm giam" hay đã
"khám xét". Phóng viên nội chính lại xôn xao, các báo điện tử trong
nước thi nhau đăng lên rồi rút xuống chỉ trong vòng có chưa đầy 06 tiếng. Vẫn
không có (cá nhân/pháp nhân) xác nhận thông tin. QLB thong thả nhả từng tin: Đã
bắt Lý Xuân Hải, hiện nay đang giam lỏng Trầm Bê, Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng
Quang đã xin tự thú…. Sáng hôm sau, gần như tất cả các báo đều đăng tin theo
TTXVN về việc bắt tạm giam " Lý Xuân Hải - nguyên TGĐ ACB ".
Tại sao QLB có thể làm được điều ấy? Đơn giản vì QLB chẳng bị ràng buộc bởi
nguyên tắc nghề nghiệp hay đạo đức làm báo nào cả. Có chăng thì cũng chỉ là
thông tin giống như chương trình "dự báo thời tiết" trên VTV ngày nào
cũng phát.
Và đến giờ này thì "bão đã tan", QLB lại trở về với "cái máng
lợn". "Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi" - việc gì
phải xoắn nhỉ?


Nhắn Quan làm báo: Beo  lượn chùa, hết uýchcần  về biên tiếp. Nếu có tung tin chạy trốn, thì nên đưa Beo đang ở Pháp hay nước nào có càphê ngon ngon một tý, của này ở Mỹ dở ẹc.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

NGỨA HẾT CẢ TAI

14h chiều qua, 4/9, cảnh sát Campuchia bằng lệnh truy
nã của interpole, đã bắt được can phạm Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines. Người
ngày 18/5 đã bị  cơ quan điều tra khởi tố
bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Cố ý làm trái các quy định của
nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã bỏ trốn. Các thủ tục dẫn độ ông Dũng
về Việt nam đang được các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện.


Hết.


Và đầy đủ. Chặn mọi suy luận
đồn đoán nọ kia.


Đọc tin phát đi từ bộ công an
mà ngứa hết cả tai.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Ơ, ĐÉO PHẢI THƠ CHỊ QUÂN ƠI

Khế nhà thơ (Đỗ Trung Quân)
vừa biên một bài thía này về blog Beo:


Blog được xem là “ vô giáo dục “ nhất nước.
Blog được xem là “ có ngôn ngữ vô học “ nhất nước
Blog “ được khinh bỉ “ nhất nước


Nguyên nhân phải dồn tất cả
sự căm hận nhất nước này vào blog Beo, Khế nhà thơ lí giải bởi vì chủ blog dám:
mạt sát tất tật từ ông “ trống mồm “ Lê
Khả Phiêu cho đến anh Tư, anh Sáu , anh Bảy , anh Tám…vv…tất tần tất những quí
ông từ “bộ tứ quyền lực “đương quyền lẫn đã về hưu.


Beo hoàn toàn không ngạc nhiên
về tầng lớp hồng vệ binh 30/4 này.


Ăn lộc chế độ cả đời (nhấn mạnh
cả đời),  xúc phạm những thần tượng của Khế nhà thơ đến
thế, mà vẫn phởn phơ. Lại còn dám xúc phạm khi đương chức chứ không đợi về hưu
hay bị cách chức…mới dám bi bô như người khác.


Trong khi đó, nửa đời phục vụ trung thành chế độ, giờ
về già chỉ là anh bán quán. Ti toe bi bô, phải bám theo mấy cái tên tuổi…hưu trí cho
an toàn.


So ra, không  lồng lộn, mới lạ.


Còn về bài thơ, như vầy.


Vốn thị Beo tôn trọng bản
quyền một cách tuyệt đối. Nếu để ý, ngay  chữ chứ 
chưa nói đến bài, thuổng ở đâu Beo đều ghi rõ nguồn.  


Thế nên khi thị Beo dụng công
nhập nhèm, hẳn phải có thâm ý. Thị Beo đo xem có bao thằng nhảy dựng lên sung
sướng.


Buồn nỗi mỗi chú hồng vệ binh
30/4 Khế nhà thơ  giàu óc tưởng bở nhất. Beo
xếp chú vào hạng dùng để giải trí, tốt.


Còn mấy câu thơ ấy là trích  từ một bài dài. Và được viết ra khi tác giả
mới 19/20, tâm trạng chắc cũng chẳng đến mức hoang mang lắm , buồn bã lắm , tuyệt vọng. mất phương hướng lắm như
Khế nhà thơ phỏng đoán kèm hi vọng.


Bản quyền nó thuộc về bạn Hà
cận, hiện làm ở báo Nhân dân.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

MỖI NGÀY BEO CHỌN MỘT NIỀM VUI

Dạo này dồn dập tin đồn…về
chính mình. Mỗi ngày nhấm nháp giải trí bằng một niềm vui chứ vui cùng lúc vỡ òa chết con pà
nó mất.


1. Đã chốn sang Mỹ. Vụ này vui cực. Đến bí thư chi bộ và  chánh phó 
Sở ngồi ngay  trước mặt mình vẫn
nghi ngờ không biết Cốc Khai Beo  thật
hay giả đang cãi tram trảm.


2. Bị cách chức. Vụ này vài
thằng  nhấp nhổm vui hơi vội vì trống ghế. Vài
chú oánh tiếng em giả chị tưng  đây về
với bọn em bám nhà nước làm óeđ. Mình hơn một lần quen vụ này rùi, nên vui trung
bình.


3. Bị Giai bao đá. Đường đường một đống sáu chục kí mà để bị đá. Vụ này nhục nên không
vui mấy.

4. Đang tuyển phi công trẻ. Vụ này nghe thường trực nhưng lần nào nghe xong cũng khoan khoái dễ chịu.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

ĐI CHÙA: VÀI KINH NGHIỆM NHỎ


Trong năm, sướng vô biên là đi
chùa tháng Giêng và tháng Bảy. Nghiệt nỗi, các thủ
phủ chùa chiền Việt như Nghệ An, Bắc Ninh, Hà Tây, Quảng Ninh…ngày càng ngại vô
ở những tháng tâm linh nhất trong năm này. Đông đúc, bát nháo chả giống cái thể
thống kiểu trò gì trên đời.


Thế nên, Beo hay rẽ sang mấy
nước xung quanh Myanmar,
Trung quốc, Thái Lan trong những dịp này. Nếu xuất phát từ Sàigòn, tổng chi phí
cho mỗi chuyến đi như thế rẻ hơn rất nhiều so với đến các điểm nội địa kể
trên.


Ví dụ như đi Thái.


Bay bằng Hãng Qatar không chỉ
 giá vé  bằng ½ đi HN của  VNA (128usd 2 lượt) mà còn cực tiện cho những
người chỉ có thể nghỉ vào cuối tuần khi khởi hành 12 giờ đêm thứ Sáu và  quay về vào 7h sáng thứ 2. 9h kịp có mặt cơ
quan ngày đầu tuần.


Taxi Thái cực rẻ nếu  tài xế chịu chạy bằng đồng hồ, tuy nhiên  chớ nên chọn phương tiện này ở Bangkok bởi nó chậm ngang
đi bộ. Nhanh hơn rất nhiều là xe tuktuk, không biết mặc cả cũng chỉ ngang giá
taxi có điều, ai yếu tim hay thần kinh không vững thì nên cầu trời khấn phật trước khi  leo lên  xe vì những cú lạng lách đánh võng hay thắng nhỏng đít xe kinh hoàng hơn trò chơi cảm giác mạnh. Bất tiện lớn nhất của Taxi và Tuktuk là khâu…giao tiếp với các bác tài.
Nói may ra lơ mơ hiểu nhau chứ xòe cái bản đồ in chữ latin ra, kiểu gì cũng phải
leo xuống tìm xe khác 1 vài lần.


Dĩ nhiên, rẻ và nhanh nhất
vẫn là tàu điện.
Đi suốt tuyến cũng chưa hết 30 ngàn đồng Việt. Những người lớ ngớ đi lần đầu hay không biết tiếng Thái tiếng
Anh đều rất dễ  sử dụng  phương tiện này.


Khách sạn Thái rẻ vào hàng
nhất so với các nước loanh quanh. Cùng tiêu chuẩn 3 sao, loại phòng tương đương,
2 giường,  Sing khoảng 150 đô Sing,
Myanmar 70usd, Việt nam 80usd và  Thái chỉ
30usd. Thêm khoảng 10 đô nữa có thể ở sát bến tàu điện và một lô xích xông  các cửa hàng ăn bình dân bán thâu đêm, tiệm
massage chân cẳng này nọ…


Chùa Thái, miễn bàn. Hoa nhỏ
nhang nhỏ khấn bái thầm thì nên dù đông cách mấy vẫn  yên ả thanh tịnh. Hàng chục năm nay, những người
làm tour Thái không thay đổi các địa điểm tham quan. Thế nên, đi balô mới có điều
kiện đến những ngôi chùa tuyệt đẹp khác ở Bangkok
ngoài chùa Vàng chùa Ngọc và tượng phật 4 mặt.

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->


Với 3 bạt, tương đương 2 ngàn ta, có thể đi tàu qua sông
viếng những ngôi chùa thế này.


Hai ngày, dư thời gian để có
thể  lượn lờ thêm  khu chợ cuối tuần lớn nhất đông nam Á
Chatuchak. Hàng chục ngàn gian hàng sạch sẽ ngăn nắp không trùng lắp mặt hàng,
giá rẻ không tưởng và cái này mới tuyệt vời: rất ít đồ Trung quốc.



Ở gian hàng bán thú nuôi.



Còn tiếp