Tết, luôn luôn gắn với nhất.
Tết, gắn chặt với ăn và chơi như các từ đồng nghĩa.
1. Giờ, thử so sánh những thú ăn và chơi đặc trưng ngày
Tết, được cho là cổ truyền về phong tục tập quán, xưa và nay.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây
nêu tràng pháo bánh trưng xanh
Thịt mỡ dưa hành bánh trưng...thêm mâm cỗ với
măng hầm, bóng xào, gà luộc...giờ chả đợi háo hức đến Tết mới ăn mới có. Nó
tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm, muốn ăn bất cứ ngày nào giờ nào, có liền. Ấy vậy
nhưng, nó vẫn bắt các bà nội trợ quần quật ba ngày Tết, chỉ vì vài miếng ăn như
thế.
Cây nêu trừ ma trừ tịch cũng thưa vắng, vì đơn giản,
pháo cấm rồi treo gì lên ngọn nêu, dọa ma quỷ.
Tục xin chữ đầu năm, quả là cực đẹp. Nhưng người ta xin
thứ người ta thiếu từ người thừa, là ông đồ. Giờ, nhẽ đâu xin ngược, tiến sĩ cần xin thêm chữ ku sắp cử nhân.
Hai sự hiện đại hòa nhập với cổ truyền, bạn có thể thấy bất cứ đâu: nhậu và đánh bài. Lai rai cả năm, nhưng rộ lên (nhất) là vào dịp Tết.
Hai sự hiện đại hòa nhập với cổ truyền, bạn có thể thấy bất cứ đâu: nhậu và đánh bài. Lai rai cả năm, nhưng rộ lên (nhất) là vào dịp Tết.
Vô cùng đẹp, tục thăm viếng chúc Tết
nhau ngày đầu Xuân. Trăm sự khúc mắc năm cũ bỏ qua, năm mới an hòa cùng nhau thịnh
vượng. Tục này giá nào cũng nên gìn giữ và tu bổ uốn nắn giáo dục, nếu nó biến tướng. Ví như bố vợ con rể lỡ có quá chén mà đổ đồng ông thằng mày tao chi tớ.
2. Một sự khôi phục cổ truyền vừa hài hước vừa phỉ báng
cổ truyền: lễ lạt mà chủ tế là người đứng đầu quốc gia.
Vua xưa, vừa là người cai trị quốc gia vừa là người
thế thiên hành đạo, sợi nối giữa đời và trời đất linh thiêng. Nay đầy tớ nhang khói van vái đàn Nam giao
hay áo nâu xồng giày vải Tịch điền sau đít trâu.
Mỗi thời đại có nhu cầu tinh thần của mình. Lễ hội
xưa phù hợp với bối cảnh sống xưa. Người tham gia lễ hội tin tưởng can dự vào
chính đời sống tâm linh mình và, điều này mới quan trọng, rất nhiều khi nó mang lại giá trị đời
thường thật sự. Sau Hội Lim, liền chị bấy nay chăn đơn gối lẻ có niềm nhớ nhung
liền anh làng bên hay sau hội Đâm trâu, người thắng cuộc nhận được sự nể trọng
của làng xóm vì là nhà nông giỏi giang nhất.
Phục dựng, thuần túy là màn diễn vụng của sân khấu. Chỉ
cú click chuột ra gần nghìn bạn tình tha
hồ chọn, chả mất công í ì i éo hát hò. Thời chó quý hơn người, đâm trâu chém lợn
quá quân man di mọi rợ. Và chỉ thần kinh bất bình thường mới tin rằng, sau các lễ tế của các đầy tớ sẽ mưa thuận gió hòa sẽ quốc thái dân an......ví dụ thế. Người ta đến xem thay vì can dự như một
thành phần, dư âm hẳn sẽ chẳng là bao.
Ấy là nói trên tinh thần phục dựng chỉn chu tỉ mỉ kĩ
lưỡng, chưa bàn đến sự bôi bác nhôm nhoam đến kinh khiếp trên thực tế...
3. Dân mình cực sợ cực kị từ bỏ những thói quen và
dân mình, suốt chiều dài lịch sử từ thời Lý Công Uẩn tới đồng chí X, chưa bao giờ sinh ra một nhà cách mạng về văn hóa để nâng những thói quen tốt đẹp tử tế thành chuẩn giá trị văn hóa.
Thế nên, kinh tế có trở nên vẻ vang với các cường quốc năm châu đi chăng nữa, thì văn
hóa chỉ từ lụi tàn tới lụi tàn với câu cửa miệng vô cùng phi logic, bao giờ cho đến ngày xưa...
Cái ngày, chờ đến Tết mới được ăn thịt mỡ với dưa
hành.