Trong cuộc phỏng vấn một tiến sĩ sử học người Mông Cổ, ông ấy đã rất ngạc nhiên mà rằng người Mông cổ chỉ đánh đến đảo Hải Nam rồi rút vì tưởng hết đất liền, chửa đánh đến Việt ta bao giờ. Dĩ nhiên, bài báo phủ nhận khúc lịch sử quân đội lên tới 50 vạn tinh binh này không bao giờ xuất hiện, tớ sợ cụ Thánh Trần cho ra bã.
Nhưng không vì thế mà có thể phủ nhận, sử Việt từ thuở nửa người nửa thủy quái Lạc Long quân - Âu cơ đến Nghìn Cân- Lông Khỏe bây giờ, toàn đả nhau với những thằng vừa to vừa khỏe. Nghĩ cũng lạ, hình dung dặt dẹo phồng tóp thế mà thắng tuốt những thằng to khỏe kia, càng về sau thắng càng nhanh như đĩ tụt quần.
Khi phải đối mặt với những kẻ giỏi hơn mạnh hơn hẳn nhiên Việt bị đồng hóa. Tiếp thu cái gì, cái gì gạt bỏ, tớ đồ rằng người Việt mình khá là tùy tiện ngẫu hứng. Tiếp thu cái gì thì ôm khư khư hàng thế kỷ vẫn duy nhất đúng. Sau nữa, cái tiếp thu có khi chưa đến đầu đến đũa đã lên cơn sáng tạo. Sau rốt, dồn đống sáng tạo ấy lại vào bãi lý do khách quan…
Dẫn chứng, nhiều quá, mà cái nào cũng tiêu biểu cả. Thôi thì lấy cái cận nhất cho dễ. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cú big bang xáng tạo Marx của Việt ta. Hôm trước noel, có một dúm các nhà Marx học tụ tập trong hội thảo( nhớ không chính xác) đại khái là chủ nghĩa Marx với thực tiễn hiện nay. Tớ không care cái hội nghị này nhưng lại nhớ câu của ông Philosophy phải trung thành với chủ nghĩa Marx, đồng thời phải nhận thức đúng đắn và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước mình. Câu này không phải ranh ngôn của Philo như thường thấy vì ông nào cũng nhai như kẹo cao su mọi lúc mọi nơi. Chả biết dựa vào đâu, cũng tại hội nghị này ông í bảo các nước châu Mỹ latinh và châu Phi đang học Việt ta tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, thế có khổ thân tôi không cơ chứ.
Những chuyện lằng nhằng trên đây liên quan gì đến dân chủ?
( mai viết tiếp nếu không bận quá)