Copy từ nhà của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức
Khoa thi Nho học cuối cùng đánh dấu chấm hết cho trang sử
Hán học ở Việt Nam. Từ đây, một số người theo lối học cũ mất phương hướng,
chuyển sang các nghề xem bói, xem tướng, địa lý, phong thủy, đợi khi tết đến
xuân về thì tụ tập ở phố Hàng Bồ, lần đầu tiên mở ra cái gọi là ''phố ông
đồ''. Tuy nhiên, qua phóng sự của Ngô Tất Tố nhân dịp đầu xuân năm 1940, hai
mươi lăm năm sau kỳ thi khoa cử cuối cùng diễn ra tại miền Bắc, có thể thấy chữ
nghĩa ở phố ông đồ thời kỳ này đã đi đến điểm cuối cùng của sự mạt hạng. Song
dù sao, năm 1940 cuối thời buổi giao thoa giữa cái cũ và cái mới, vẫn là thời
điểm người ta còn quen với thứ văn chương, chữ nghĩa cổ giả, vẫn còn phân biệt
được xấu đẹp dở hay. Giờ đây, 74 năm sau cái thời mạt năm Kỷ Mão, lướt qua một
lượt phố (ki ốt) ông đồ Văn Miếu, người rành Hán Nôm có thể dễ dàng nhận thấy ở
đây chữ nghĩa nghuệch ngoạc, thơ thẩn bốc mùi, lác đác lại chêm vào mấy bức chữ
quốc ngữ a bờ cờ được viết bằng một mùi sến sẩm và sáo rỗng.
Bàn về phố ông đồ thời nay, tôi chỉ xin lưu ý mấy điểm:
1. Xưa nay người văn hay chữ tốt không ngồi vỉa hè bán chữ.
2. Đã ra đường bán chữ thì đều có mục đích kinh doanh, đều là những lái buôn nấp bóng chữ nghĩa và râu tóc.
3. Các ông đồ thời nay cần quy hoạch, bằng không sẽ xảy ra chuyện lấn chiếm, cãi lộn, chặt chém khách hàng.
4. Đừng nghĩ ông đồ có râu tóc thì chữ đẹp thơ hay, anh đồ trẻ trâu thì non tay bộp chộp. Thời nay nhiều khi ngược lại.
PS: CHÂN DUNG ÔNG ĐỒ
Hán học cuối năm Kỷ Mão
Ngô Tất Tố
Hà Nội tân văn
Số 5 – 6.2.1940, số Chúc Mừng Năm Mới
Tôi muốn nói về văn chương của bọn nhà Nho ở phố Hàng Bồ Hà Nội . Gọi là nhà Nho kể ra cũng chưa ổn thoả vì các ông ấy chỉ là những người biết cầm cái quản bút lông, đáng lẽ còn phải đi một đoạn đường dài lắm , mới vào đến cổng làng Nho.
Nhưng mà từ khi dân phu Nam Định rỡ đi hết những bức rào nứa của trường Hà Nam khoa cuối cùng, vận mệnh Hán học ở Bắc Kỳ cũng như những chiếc chõng một lều tàn , không phải đắc dụng với thời đại , thì họ đã phải dừng chân mà họ vừa bước tới nơi .
Ất Mão đến Kỷ Mão , thấm thoắt hai mươi nhăm năm.
Một ngày không được chăm sóc đứa trẻ măng sữa sự bị tiều tuỵ hao gầy . Những ông này chỉ là măng sữa của một thời đại cũ , không được hưởng sự chăm sóc của xã hội . Hai mươi nhăm năm lạc bước trong thời đại mới , họ vẫn bơ vơ đúng giữa ngã ba với những cơn gió mưa cát bụi, để chờ có ngày chấm dấu hết cho trang lịch sử Hán học của nước Việt Nam , cái lịch sử đã trải nhiều phen rực rỡ.
Ngày thường họ vẫn tản mác đi ra nhiều ngả. Xem bói , xem tuớng , đoán thẻ ở các cửa đền , đó là những đường sinh nhai của họ. Cố nhiên cách sinh nhai ấy , với họ không có gì là vẻ vang . Vì vậy họ vẫn mong đợi cái ngày thiên hạ nô nức đón tin xuân, để cùng nhau trở lại dãy ghế bán bồ ngày xưa mà ghi dấu vết điêu tàn của Hán học .
Có ai trông thấy quang cảnh lủi thủi của dân Chàm không ? Tôi có cảm tưởng như đi vào một làng Chàm Bình Thuận tuy tôi gặp họ giữa cái Hà Nội ngày Tết .
Năm nay vắng hơn năm ngoái . “ Xóm Chàm” của Hán học đó chỉ lơ thơ độ mười lăm người. Hình như sự kinh nghiệm từ mấy mươi năm nay đã bảo họ rằng ngồi bên số chẵn không lợi , nên họ đua nhau sang bên số lẻ , cố góp với sự náo nhiệt của mấy mụ hàng tranh .
Đó ai mà không cảm động , khi ngó thấy những ông rau ráu ngồi trên chiếc chiếu nửa trải nữa cuộn , đăm đăm nhìn vào chậu mực ruồi bâu . Người ta thình lình phải nhớ đến sự thịnh vượng của thời đại khoa cử . Sự cảm động ấy giục tôi phải nhìn cho rõ chân tướng của “Xóm Chàm” ấy , để thử đánh dấu cái mực sa sút của nền Hán học đương tàn.
Nhưng việc đó không thể tựa vào mấy bức câu đối chữ Hán, vì nó toàn là sáo cũ . Tôi phải tìm đến thi ca quốc âm.
Bắt đầu vào bức rào nứa của một toà nhà đương phá , tôi thấy sau đống gạch mới , một cụ đương cùng ông bạn nói chuyện tầm long với chiếc ba-đờ-xuy đen xẫm và ba chòm râu phất phơi, cụ này coi bộ phong lưu nho nhã hơn các đồng nghiệp . Người ta có thể ngờ là cụ bảng , cụ nghè , nếu không gặp cụ đi bán câu đối .
Mọi ngày cụ ấy thường viết thơ nôm. Hôm nay trên bức rào nứa , văn nôm của cụ chỉ có hai câu thế này :
Ba vạn sáu nghìn ngày , già trẻ ấm no nhờ lộc tổ;
Một năm mười hai tháng , phong lưu nhàn hạ đội ơn trời.
Thì ra văn chương của cụ, không “ nghè” không “ bảng” chút nào .
Qua dãy tranh gà chuột , đến cái chiếu của hai cụ khác. Hình như trước đây tôi đã có thấy các cụ ngồi ở ven hè với một quyển sách vẽ hình bát quái , nhưng không nhớ là hè phố nào. Các cụ tiếp tôi một cách vồn vã , và giở thi tập ra đọc , khi tôi hỏi các cụ có thơ nôm không. Nhưng lúc tôi muốn coi lại bản nháp, thì cụ nọ đưa mắt cụ kia , tỏ ra thái độ khinh bỉ , như sợ tôi ăn cắp mất những giai tác để làm một nghề với cụ .
Thế cũng phải . Văn chương bây giờ không còn là của vô chủ , nó đã có quyền sở hữu, lẽ nào người ta lại để cho mình xem không, nhưng cái quyền sở hữu của một bài thơ ngày Tết , hợp với cả tờ giấy đỏ , mới đáng có năm đồng xu. Tôi phải hy sinh một số tiền ấy để xin các cụ giáp cho hai thiên kiệt tác cất kín ở trong đáy trap. Các cụ lại vui vẽ đãi tôi vào hàng quý khách và sốt sắng chép cho hai bài sau đây :
Mừng nay xuân đã đến từng nhà,
Ắt hẳn xuân tình bạn với ta,
Xuân tưới cụm lan pha vẻ ngọc ,
Xuân đầu khóm quế đượm mầu hoa.
Xuân vui rượu cúc chừng năm, bẩy.
Xuân hứng chè sen độ một vài
Trời đất lâu dài xuân mãi mãi,
Xuân đi xuân lại biết bao là.
Bài thứ hai nó còn hay hơn nữa. Nó như sau này :
Đông đã qua rồi lại đến xuân.
Mưa hoà, gió thuận, sắc thanh tân,
Xanh, vàng , đỏ, tía , hoa trăm thức,
Nồng nhạt thơm tho , rượu mấy tuần,
Trồi quế tốt tươi hương sực nức,
Chim oanh ríu rít tiếng xa gần,
Ơn trời khang thọ xuân còn rộng,
Tam chúc hoa phong cũng có phần.
Từ giã hai lão tiên sinh , tôi xuống gian hàng kế tiếp phía dưới. Ở đây cũng hai cụ. Tuy cũng là kiểu bó gối gọng bừa, nhưng mỗi cụ ngồi mỗi khác: cụ này úp hai bàn tay lên trên đầu gối, cụ kia thì khoá bàn tay ôm lấy hai ống chân. Bằng cái số tiền năm xu, tôi được hai cụ vui vẻ giáp cho hai bài thơ nữa. Một bài như vầy:
Mới độ xuân nào, nay lại xuân,
Muôn hồng nghìn tía nở đầy sân,
Câu thơ Lý Bạch ngâm vài khúc,
Chén rượu Lưu Linh chúc mấy tuần,
Trước cửa hoa chào phô vẽ sắc,
Lầu cao yến hót hứa đa ngân,
Trăm năm cảnh thế xuân còn mãi,
Hạnh phúc trời cho tiếp lộc dân.
Giả sử không có mấy chữ “ hứa đa ngân” , thì hai xu rưỡi một bài thơ này cũng chưa đắt lắm. Còn bài nữa xin miễn chép lại.
Cách hai cụ đó chừng năm sáu cửa, thì là chỗ ngồi của một ông trẻ tuổi. Khốn nạn! ông này hẳn không đẻ kịp cái hồi xô sát của cuộc lều chõng, cớ làm sao cũng đi vào con đường này? Tôi rất áy náy khi thấy nét chữ ông có vẻ hoạt bát, và không nguệch ngoạc như bút tích của mấy cụ kia. Với năm đồng xu nhuận bút, ông ấy giở sách ra chép cho tôi một bài thơ và một bài hát nói. Nhưng nó vô ích cho tôi vì bài thơ đó trùng nhau với bài thứ nhất trên kia, còn bài hát nói thì thiếu mất hai câu đầu và hai câu cuối. Nhưng mà ông ấy nhất định cãi thế là đủ. Có lẽ tác giả chưa biết cái điệu hát nói thế nào.
Bây giờ đến chỗ cuối phố, cái chỗ gần nơi máy nước Hàng Thiếc. Canh cái lon sành đựng mực, một cụ đương thu hai tay vào bọc, ngơ ngẩn nhìn những người đi qua.
Tôi đã phạm vào tội ăn trộm, vì tôi không mất năm xu mà đọc được một bài sau này, không biết là thơ hay gì:
Cửu thập thiều quang xuân lại thủ,
Khách chơi xuân tỉnh say với xuân.
Khi chè K.Th. khi rượu Vân Hương,
Ra sức ngả nghiêng trong vũ trụ,
Nào pháo B.Đ. nào câu đối đỏ,
Để mà tô điểm vói giang sơn,
Trời đất có xuân, xuân mới mãi,
Trẻ già thêm tuổi, tuổi càng cao,
Xuân tình, xuân tứ, xuân tâm,
Cỏ xuân muôn tía, nghìn hồng thiếu chi.
Lan hữu tú hề, cúc hữu phương.
Có lẽ nó là thơ mới, ai bảo phong trào thơ mới chưa lan đến hạng lão thành! Nếu như mất năm đồng xu mà mua bài thơ mới ấy thì cũng oan cho cái túi của tôi. Với bài ấy đáng lẽ có thể kết luận được rồi. Muốn cho tài liệu dồi dào, tôi phải sang thăm ông cụ ở bên số chẵn.
Khác hẳn các cụ ở bên số lẻ, cụ này lại có một cô con gái theo hầu và cái biểu đề chữ “Liễu trang đệ tử”. Té ra cụ ấy kiêm cả nghề thầy tướng. Chữ cũ tuy không tốt, song không đến xấu lắm. Trong bức tứ bình đả thảo, nét chữ múa may như ngọn cỏ gặp cơn gió cuồng. Tôi cũng xin nộp số tiền như đã nộp cho các cụ kia, để xin cụ giáp cho mấy bài thơ của cụ. Và tôi suýt nữa phải sa nước mắt, khi thấy cụ kèo nèo nài thêm một xu.
- Tuyết ơi! Tuyết ! Hãy trông hàng đấy.
Vừa dặn con gái, cụ vừa lục cái thúng nhòi tìm cây bút nhỏ, rồi viết mấy bài như sau:
Hoa đào hớn hở báo tin xuân,
Mới cả giang sơn, mới cả dân,
Pháo nổ mừng xuân vang thế giới,
Rượu mùi chúc thọ nức hương lân,
Ngày xuân đầm ấm cảnh thung dung,
Trở dậy trông ra sắc đỏ hồng,
Hoa cỏ tranh đua đều biếc biếc,
Màu xuân rực rỡ khắp non song,
Năm canh vắng vẻ giấc êm đềm,
Tiết khí xuân hồi ấm suốt đêm,
Ví được quanh năm như thế mãi,
Thì cây dương liễu nảy chồi thêm,
Xuân về lá cỏ xanh mầu biếc,
Thì đến hoa mai nhoẻn miệng ra,
Quanh gối chia bùi cùng cháu chắt,
Ngoài hiên thỏ thẻ tiếng oanh ca.
Thế là đủ. Đủ bằng chứng để xét cái mực Hán học cuối năm Kỷ Mão. Tuy không phải toàn thể Hán học là như thế, nhưng nó cũng đã đi tới bực ấy.
Có ai ngờ rằng một nền học thuật đã hơn nghìn năm làm khuôn, làm mẫu cho đạo đức chính trị của một dân tộc, bây giờ sa sút đến thế này!
Nếu dưới suối vàng bà Huyện Thanh Quan và cụ Tam nguyên Yên Đổ nghe được những bài thơ ấy , chắc phải uất lên mà chết một lần nữa.
1. Xưa nay người văn hay chữ tốt không ngồi vỉa hè bán chữ.
2. Đã ra đường bán chữ thì đều có mục đích kinh doanh, đều là những lái buôn nấp bóng chữ nghĩa và râu tóc.
3. Các ông đồ thời nay cần quy hoạch, bằng không sẽ xảy ra chuyện lấn chiếm, cãi lộn, chặt chém khách hàng.
4. Đừng nghĩ ông đồ có râu tóc thì chữ đẹp thơ hay, anh đồ trẻ trâu thì non tay bộp chộp. Thời nay nhiều khi ngược lại.
PS: CHÂN DUNG ÔNG ĐỒ
Hán học cuối năm Kỷ Mão
Ngô Tất Tố
Hà Nội tân văn
Số 5 – 6.2.1940, số Chúc Mừng Năm Mới
Tôi muốn nói về văn chương của bọn nhà Nho ở phố Hàng Bồ Hà Nội . Gọi là nhà Nho kể ra cũng chưa ổn thoả vì các ông ấy chỉ là những người biết cầm cái quản bút lông, đáng lẽ còn phải đi một đoạn đường dài lắm , mới vào đến cổng làng Nho.
Nhưng mà từ khi dân phu Nam Định rỡ đi hết những bức rào nứa của trường Hà Nam khoa cuối cùng, vận mệnh Hán học ở Bắc Kỳ cũng như những chiếc chõng một lều tàn , không phải đắc dụng với thời đại , thì họ đã phải dừng chân mà họ vừa bước tới nơi .
Ất Mão đến Kỷ Mão , thấm thoắt hai mươi nhăm năm.
Một ngày không được chăm sóc đứa trẻ măng sữa sự bị tiều tuỵ hao gầy . Những ông này chỉ là măng sữa của một thời đại cũ , không được hưởng sự chăm sóc của xã hội . Hai mươi nhăm năm lạc bước trong thời đại mới , họ vẫn bơ vơ đúng giữa ngã ba với những cơn gió mưa cát bụi, để chờ có ngày chấm dấu hết cho trang lịch sử Hán học của nước Việt Nam , cái lịch sử đã trải nhiều phen rực rỡ.
Ngày thường họ vẫn tản mác đi ra nhiều ngả. Xem bói , xem tuớng , đoán thẻ ở các cửa đền , đó là những đường sinh nhai của họ. Cố nhiên cách sinh nhai ấy , với họ không có gì là vẻ vang . Vì vậy họ vẫn mong đợi cái ngày thiên hạ nô nức đón tin xuân, để cùng nhau trở lại dãy ghế bán bồ ngày xưa mà ghi dấu vết điêu tàn của Hán học .
Có ai trông thấy quang cảnh lủi thủi của dân Chàm không ? Tôi có cảm tưởng như đi vào một làng Chàm Bình Thuận tuy tôi gặp họ giữa cái Hà Nội ngày Tết .
Năm nay vắng hơn năm ngoái . “ Xóm Chàm” của Hán học đó chỉ lơ thơ độ mười lăm người. Hình như sự kinh nghiệm từ mấy mươi năm nay đã bảo họ rằng ngồi bên số chẵn không lợi , nên họ đua nhau sang bên số lẻ , cố góp với sự náo nhiệt của mấy mụ hàng tranh .
Đó ai mà không cảm động , khi ngó thấy những ông rau ráu ngồi trên chiếc chiếu nửa trải nữa cuộn , đăm đăm nhìn vào chậu mực ruồi bâu . Người ta thình lình phải nhớ đến sự thịnh vượng của thời đại khoa cử . Sự cảm động ấy giục tôi phải nhìn cho rõ chân tướng của “Xóm Chàm” ấy , để thử đánh dấu cái mực sa sút của nền Hán học đương tàn.
Nhưng việc đó không thể tựa vào mấy bức câu đối chữ Hán, vì nó toàn là sáo cũ . Tôi phải tìm đến thi ca quốc âm.
Bắt đầu vào bức rào nứa của một toà nhà đương phá , tôi thấy sau đống gạch mới , một cụ đương cùng ông bạn nói chuyện tầm long với chiếc ba-đờ-xuy đen xẫm và ba chòm râu phất phơi, cụ này coi bộ phong lưu nho nhã hơn các đồng nghiệp . Người ta có thể ngờ là cụ bảng , cụ nghè , nếu không gặp cụ đi bán câu đối .
Mọi ngày cụ ấy thường viết thơ nôm. Hôm nay trên bức rào nứa , văn nôm của cụ chỉ có hai câu thế này :
Ba vạn sáu nghìn ngày , già trẻ ấm no nhờ lộc tổ;
Một năm mười hai tháng , phong lưu nhàn hạ đội ơn trời.
Thì ra văn chương của cụ, không “ nghè” không “ bảng” chút nào .
Qua dãy tranh gà chuột , đến cái chiếu của hai cụ khác. Hình như trước đây tôi đã có thấy các cụ ngồi ở ven hè với một quyển sách vẽ hình bát quái , nhưng không nhớ là hè phố nào. Các cụ tiếp tôi một cách vồn vã , và giở thi tập ra đọc , khi tôi hỏi các cụ có thơ nôm không. Nhưng lúc tôi muốn coi lại bản nháp, thì cụ nọ đưa mắt cụ kia , tỏ ra thái độ khinh bỉ , như sợ tôi ăn cắp mất những giai tác để làm một nghề với cụ .
Thế cũng phải . Văn chương bây giờ không còn là của vô chủ , nó đã có quyền sở hữu, lẽ nào người ta lại để cho mình xem không, nhưng cái quyền sở hữu của một bài thơ ngày Tết , hợp với cả tờ giấy đỏ , mới đáng có năm đồng xu. Tôi phải hy sinh một số tiền ấy để xin các cụ giáp cho hai thiên kiệt tác cất kín ở trong đáy trap. Các cụ lại vui vẽ đãi tôi vào hàng quý khách và sốt sắng chép cho hai bài sau đây :
Mừng nay xuân đã đến từng nhà,
Ắt hẳn xuân tình bạn với ta,
Xuân tưới cụm lan pha vẻ ngọc ,
Xuân đầu khóm quế đượm mầu hoa.
Xuân vui rượu cúc chừng năm, bẩy.
Xuân hứng chè sen độ một vài
Trời đất lâu dài xuân mãi mãi,
Xuân đi xuân lại biết bao là.
Bài thứ hai nó còn hay hơn nữa. Nó như sau này :
Đông đã qua rồi lại đến xuân.
Mưa hoà, gió thuận, sắc thanh tân,
Xanh, vàng , đỏ, tía , hoa trăm thức,
Nồng nhạt thơm tho , rượu mấy tuần,
Trồi quế tốt tươi hương sực nức,
Chim oanh ríu rít tiếng xa gần,
Ơn trời khang thọ xuân còn rộng,
Tam chúc hoa phong cũng có phần.
Từ giã hai lão tiên sinh , tôi xuống gian hàng kế tiếp phía dưới. Ở đây cũng hai cụ. Tuy cũng là kiểu bó gối gọng bừa, nhưng mỗi cụ ngồi mỗi khác: cụ này úp hai bàn tay lên trên đầu gối, cụ kia thì khoá bàn tay ôm lấy hai ống chân. Bằng cái số tiền năm xu, tôi được hai cụ vui vẻ giáp cho hai bài thơ nữa. Một bài như vầy:
Mới độ xuân nào, nay lại xuân,
Muôn hồng nghìn tía nở đầy sân,
Câu thơ Lý Bạch ngâm vài khúc,
Chén rượu Lưu Linh chúc mấy tuần,
Trước cửa hoa chào phô vẽ sắc,
Lầu cao yến hót hứa đa ngân,
Trăm năm cảnh thế xuân còn mãi,
Hạnh phúc trời cho tiếp lộc dân.
Giả sử không có mấy chữ “ hứa đa ngân” , thì hai xu rưỡi một bài thơ này cũng chưa đắt lắm. Còn bài nữa xin miễn chép lại.
Cách hai cụ đó chừng năm sáu cửa, thì là chỗ ngồi của một ông trẻ tuổi. Khốn nạn! ông này hẳn không đẻ kịp cái hồi xô sát của cuộc lều chõng, cớ làm sao cũng đi vào con đường này? Tôi rất áy náy khi thấy nét chữ ông có vẻ hoạt bát, và không nguệch ngoạc như bút tích của mấy cụ kia. Với năm đồng xu nhuận bút, ông ấy giở sách ra chép cho tôi một bài thơ và một bài hát nói. Nhưng nó vô ích cho tôi vì bài thơ đó trùng nhau với bài thứ nhất trên kia, còn bài hát nói thì thiếu mất hai câu đầu và hai câu cuối. Nhưng mà ông ấy nhất định cãi thế là đủ. Có lẽ tác giả chưa biết cái điệu hát nói thế nào.
Bây giờ đến chỗ cuối phố, cái chỗ gần nơi máy nước Hàng Thiếc. Canh cái lon sành đựng mực, một cụ đương thu hai tay vào bọc, ngơ ngẩn nhìn những người đi qua.
Tôi đã phạm vào tội ăn trộm, vì tôi không mất năm xu mà đọc được một bài sau này, không biết là thơ hay gì:
Cửu thập thiều quang xuân lại thủ,
Khách chơi xuân tỉnh say với xuân.
Khi chè K.Th. khi rượu Vân Hương,
Ra sức ngả nghiêng trong vũ trụ,
Nào pháo B.Đ. nào câu đối đỏ,
Để mà tô điểm vói giang sơn,
Trời đất có xuân, xuân mới mãi,
Trẻ già thêm tuổi, tuổi càng cao,
Xuân tình, xuân tứ, xuân tâm,
Cỏ xuân muôn tía, nghìn hồng thiếu chi.
Lan hữu tú hề, cúc hữu phương.
Có lẽ nó là thơ mới, ai bảo phong trào thơ mới chưa lan đến hạng lão thành! Nếu như mất năm đồng xu mà mua bài thơ mới ấy thì cũng oan cho cái túi của tôi. Với bài ấy đáng lẽ có thể kết luận được rồi. Muốn cho tài liệu dồi dào, tôi phải sang thăm ông cụ ở bên số chẵn.
Khác hẳn các cụ ở bên số lẻ, cụ này lại có một cô con gái theo hầu và cái biểu đề chữ “Liễu trang đệ tử”. Té ra cụ ấy kiêm cả nghề thầy tướng. Chữ cũ tuy không tốt, song không đến xấu lắm. Trong bức tứ bình đả thảo, nét chữ múa may như ngọn cỏ gặp cơn gió cuồng. Tôi cũng xin nộp số tiền như đã nộp cho các cụ kia, để xin cụ giáp cho mấy bài thơ của cụ. Và tôi suýt nữa phải sa nước mắt, khi thấy cụ kèo nèo nài thêm một xu.
- Tuyết ơi! Tuyết ! Hãy trông hàng đấy.
Vừa dặn con gái, cụ vừa lục cái thúng nhòi tìm cây bút nhỏ, rồi viết mấy bài như sau:
Hoa đào hớn hở báo tin xuân,
Mới cả giang sơn, mới cả dân,
Pháo nổ mừng xuân vang thế giới,
Rượu mùi chúc thọ nức hương lân,
Ngày xuân đầm ấm cảnh thung dung,
Trở dậy trông ra sắc đỏ hồng,
Hoa cỏ tranh đua đều biếc biếc,
Màu xuân rực rỡ khắp non song,
Năm canh vắng vẻ giấc êm đềm,
Tiết khí xuân hồi ấm suốt đêm,
Ví được quanh năm như thế mãi,
Thì cây dương liễu nảy chồi thêm,
Xuân về lá cỏ xanh mầu biếc,
Thì đến hoa mai nhoẻn miệng ra,
Quanh gối chia bùi cùng cháu chắt,
Ngoài hiên thỏ thẻ tiếng oanh ca.
Thế là đủ. Đủ bằng chứng để xét cái mực Hán học cuối năm Kỷ Mão. Tuy không phải toàn thể Hán học là như thế, nhưng nó cũng đã đi tới bực ấy.
Có ai ngờ rằng một nền học thuật đã hơn nghìn năm làm khuôn, làm mẫu cho đạo đức chính trị của một dân tộc, bây giờ sa sút đến thế này!
Nếu dưới suối vàng bà Huyện Thanh Quan và cụ Tam nguyên Yên Đổ nghe được những bài thơ ấy , chắc phải uất lên mà chết một lần nữa.